HAI MƯƠI NĂM NGÀY MẤT CỦA NHÀ VĂN THẾ LỮ (1989 - 2009)
Tên tuổi Thế Lữ trong tâm trí người dân Việt Nam chỉ vẹn vẻn trong lĩnh vực thơ ca. Đó chỉ là một phần nhỏ trong chân dung thiếu hoàn chỉnh của một người tự ví mình là “cây đàn muôn điệu”. Ngoài thơ, ông còn đi tiên phong trong cả kịch nói, truyện huyễn tưởng, phê bình và báo chí. Và nếu nhìn ở một tầm khái quát thì Thế Lữ còn là người mở đầu cho mẫu hình nghệ sĩ hiện đại mà ngay thời điểm này nhiều nghệ sĩ trẻ đang nối tiếp.
Thế Lữ thuộc type nghệ sĩ “quảng canh”. Ông mở đường trong một lĩnh vực này rồi nhanh chóng chuyển sang một lĩnh vực khác. Những lĩnh vực nhờ Thế Lữ khơi mào, từ đó tạo đà cho các thế hệ sau “thâm canh” để lại những thành tựu mà giờ đây thành di sản nghệ thuật thời hiện đại.
BA LẦN ĐI TIÊN PHONG
Thế Lữ là lá cờ đầu của phong trào Thơ Mới khi đã táo bạo thay đổi cú pháp, vần và điệu của câu thơ Việt. Hoài Thanh nhận xét thơ ông “làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không xê dịch” của thơ Đường luật. Đó là lần đi tiên phong thứ nhất.
Lần thứ hai, Thế Lữ là người khai mở trong địa hạt văn xuôi những đề tài mới mẻ với văn chương Việt Nam là truyện huyễn tưởng (kinh dị, ma quái) và truyện hình sự trinh thám. Văn chương trung đại Việt Nam đã để lại một Truyền kì mạn lục đậm đặc chất huyễn tưởng nhưng vẫn không thoát khỏi truyền thống Nho giáo thích dạy dỗ người đọc. Nguyễn Dữ lấy thế giới ma quỷ, hư ảnh mục đích cũng là để nói bóng gió chuyện cuộc sống phong kiến suy vong thời Lê – Mạc phân tranh. Truyện huyễn tưởng của Thế Lữ khác hẳn bởi nó đặt tính nghệ thuật lên hàng đầu. Truyện Vàng và máu (1934) đã khởi đầu đồng thời xác lập một đỉnh cao của truyện huyễn tưởng hiện đại VN. Truyện kể về quan châu Kao Lâm đi tìm kho báu trong hang thiêng Văn Dú. Trước ông nhiều người vào trong hang nhưng bỏ mạng rất bí ẩn. Nhờ tài trí của mình quan châu phát hiện ra trong hang có tảng tẩm thuốc độc chứ không phải có ma quỷ hại người. Các truyện huyễn tưởng của Thế Lữ mang tính khoa học cao mang tính duy lí. Trong truyện Vàng và máu, một ông quan miền núi lại không dùng thầy cúng, không làm bùa chú mà chỉ dùng sự thông minh để tìm kho báu. Trong truyện huyễn tưởng của Thế Lữ có thể thấy dấu vết từ tác phẩm của nhà văn người Mĩ chuyên viết kinh dị là Edgar Allan Poe – một đại biểu của văn chương duy lý phương Tây. Tuy mô phỏng nhưng truyện huyễn tưởng của Thế Lữ rất có giá trị vì ông dụng công nhiều trong các tả cảnh vật, kể cốt truyện nên nó đã thoát khỏi lối văn biền ngẫu, cốt truyện chặt chẽ và ly kì toát ra không khí kinh dị mang đặc sắc VN. Nhà văn Khái Hưng đã nhận xét: “Nhà văn dung hợp được văn Tây với văn Á Đông để gây một lối viết theo óc khoa học vừa vẫn giữ được cái thi vị của văn Tàu: đó chính là Nguyễn Thế Lữ, thi sĩ trong Tự Lực văn đoàn”.
Truyện trinh thám của Thế Lữ vừa ít về số lượng và chất lượng nghệ thuật cũng không cao bằng các truyện huyễn tưởng. Thế Lữ sáng tạo ra nhân vật Lê Phong – anh phóng viên có chỉ số IQ cao, hao hao giống với thám tử Sherlock Holmes của Conan Doyle. Loạt truyện về phóng viên Lê Phong như: Mai Hương và Lê Phong(1937), Lê Phong phóng viên (1937), Gói thuốc lá (1940) không thu hút được sự chú ý của người đọc bởi nó thiếu những suy luận phá án, thiếu những hành động phá án trong khi lại thừa lời nói của nhân vật và nhiều chi tiết phi khoa học. Ví dụ như trong truyện Mai Hương và Lê Phong cái chết của bác sĩ Đoàn hết sức phi lí khi bị tiêm một mũi thuốc độc khiến vị bác sĩ không kêu lên được một tiếng khiến người bên cạnh cũng không biết ông ta đã chết. Sau Thế Lữ vài năm, Phạm Cao Củng là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám và có nhiều tác phẩm có giá trị hơn. Từ đó đến nay, đề tài trinh thám hoàn toàn vắng bóng trên văn đàn.
Lĩnh vực cuối cùng mà Thế Lữ đi tiên phong là kịch nói. Và đây cũng là lĩnh vực nghệ thuật mà ông dành cả được đời theo đuổi. Cùng với người bạn đời là Song Kim, ông chuyển sang làm đạo diễn và diễn viên kịch. Có thể nói, Thế Lữ là người đưa kịch nói ở mức chuyên nghiệp. Ban kịch Thế Lữ dàn dựng các vở kịch đem biểu diễn và thu tiền vé chứ không phải biểu diễn để quyên tiền từ thiện hay để kỷ niệm một sự kiện lịch sử hoặc diễn vào lễ hội như ở nông thôn. Để tiến lên chuyên nghiệp, yếu tố kiên quyết là phải có đội ngũ lành nghề, ban kịch Thế Lữ đã có những thành viên xuất sắc: họa sĩ trang trí như Phạm Văn Đôn, Trần Đình Thọ, Nguyễn Thị Kim; về phần nhạc có Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát. Các diễn viên đều là những nghệ sĩ cải lương có tiếng và có một số nhà văn như Nguyễn Tuân, Tú Mỡ… Sau Cách mạng, Thế Lữ chuyển sang làm công tác dịch thuật về kịch như dịch kịch thơ Vinhem Ten của Friedrich Schiller, bộ ba Người cầm sáng, Chuông đồng hồ điện Kremli, Khúc thứ ba bi tráng của Pôgôđin, kịch thơ Phaoxtơ của J. Goethe, Nghê thuật đóng kịch của Sara Bernard, Những cổ động viên sân khấu của Louis Jouvet…
NGHỆ THUẬT CŨNG PHẢI CHUYÊN NGHIỆP
Với ông, nghệ sĩ chỉ phụng sự nghệ thuật còn không là vô nghĩa cho dù dùng nghệ thuật mục đích muốn xã hội tốt đẹp. Năm 1939, Hội khai trí tiến đức trao giải nhất cho tập Tân huấn nữ ca, Thế Lữ có lời phê bình: “cảm hứng quá nhiệt thành, đã vì đạo đức mà bỏ rơi mất sự chỉnh đốn trong thi vận. Đạo đức được cụ phát huy hùng hồn còn Nàng thơ thì bị cụ tát cho những cái tát méo mặt”
Từ quan niệm phương Tây đề cao tính chuyên nghiệp, Thế Lữ xem tác phẩm nghệ thuật cũng là một loại hàng hóa. Nghệ sĩ cần phải có trách nhiệm vói tác phẩm của mình: đó là sự sáng tạo cái mới. Trước khi làm văn viết báo ông từng theo học Cao Đẳng mỹ thuật Đông Dương nhưng rồi bỏ học vì các thầy Pháp giảng dạy toàn cho chép những mẫu cũ không có gì sáng tạo. Ông muốn làm báo và viết văn “để ta cùng nở mày nở mặt. Pháp họ có nhà văn thì mình cũng có nhà văn, họ làm báo, viết văn thì mình cũng làm được”. Chỉ có tính chuyên nghiệp trong nghệ thuật mới tạo ra nền văn hóa đô thị hiện đại. Thế Lữ là một trong những nghệ sĩ đầu tiên tạo ra nền văn hóa đô thị ở nước ta.
Tính chuyên nghiệp của người nghệ sĩ Thế lữ bộc lộ cao nhất trong nghề báo. Ông tâm niệm: “Sự thành thực, đường hoàng là sức mạnh của người làm báo” (Báo Ngày nay, Số 30 ra ngày 19/ 12/ 1937). Mỗi thành viên của Tự lực văn đoàn thay nhau chủ bút tờ Phong hóa và Ngày nay sáu tháng một lần. Thế Lữ tổ chức được đội ngũ viết bài, ông còn biên tập và viết bài thời sự giữ mục: Cuộc điểm báo, Cuộc điểm sách, Lá thắm (báo Phong hóa), Tin thơ, tin văn… vắn (báo Ngày nay) vừa mang đầy đủ tính thông tấn báo chí, vừa vui vẻ mang tính giải trí như đoạn nhại Kiều với bút danh Lê Ta: “Chia ra hai hạng Tố Nga/ Cựu nương là chị, em là thị Tân/ Tân hình thức, Cựu tinh thần…”.
Thế Lữ là một nghệ sĩ chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây với sự đề cao chủ thể, lý tính và bản sắc, và niềm tin vào khả năng sáng tạo gần như vô bờ bến của con người nhưng tinh thần dân tộc trong ông rất cao. Ông gia nhập Tự lực văn đoàn – một tổ chức văn chương rất đề cao tính dân tộc, tham vọng tạo ra nền văn chương Việt Nam hiện đại. Về vấn đề tính dân tộc, ông cho rằng: “Dân tộc tính mới có ở trong vấn đề VN, nhân vật VN, chứ chưa biểu hiện ra ở mặt nghệ thuật. Phẩm chất nghệ thuật theo hướng hiện đại hóa cụ thể hóa ở các yếu tố: cảm xúc thẩm mỹ, cái mới, cái thật”. Không chỉ có tuyên ngôn, ông còn đem thể hiện tính dân tộc trên khấu. Trong vở Kim tiền, có cảnh nhân vật chính Trần Thiết Chung nói với công nhân mỏ với kịch bản ghi nhân vật quay 3/4 ra khán giả nhưng Thế Lữ không làm theo ông buộc nhân vật quay lưng với khán giả khiến người xem không biết tâm trạng nhân vật đang buồn hay vui. Thủ pháp trên ông học được từ sân khấu dân gian.
Sau hàng mấy chục năm gián đoạn, nền văn hóa VN đang tái hòa nhập vào văn hóa thế giới như thế hệ văn nghệ sĩ tiền chiến đã làm dang dở cách đây hơn 70 năm. Tính chuyên nghiệp trong nghệ thuật, tinh thần tiền phong nhưng không đứt gãy hoàn toàn với tâm hồn Việt là mục tiêu của các nghệ sĩ đang hướng đến. Họ có thể nhìn thấy bước chân của người bộ hành tiên phong Thế Lữ đã đi trên con đường hiện đại hóa để có thể vững tin làm nghệ thuật theo cách VN bởi đơn giản như lời nhà văn, nhà báo Lê Tràng Kiều đã viết: “Thế Lữ chẳng hạn, không phải là của anh, của tôi, của một người nào cả, mà là dân của một nước, của hiện tại, của hậu thế” (Hà Nội báo, Số 24 ra ngày 7/6/ 1936).
BOX:
VÀI NÉT:
Thế Lữ tên khai sinh là Nguyễn Đình Lễ (sau đổi thành Nguyễn Thứ Lễ) sinh ngày 6/ 10/ 1907 tại Hà Nội. Bút danh khác: Lê Ta, Mười ba chàng… Năm 1934, gia nhập Tự lực văn đoàn. Từ năm 1937 đến 1945 thành lập nhiều đoàn kịch đi lưu diễn ở các tỉnh phía Bắc. Sau cách mạng làm chủ tịch đầu tiên của Hội nghệ sĩ sân khấu VN (1957 - 1977). Ông được phong NSND (1984), Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II (2000). Năm 1979, Thế Lữ vào TP HCM sống và mất vào năm 1989.
HÀM ĐAN
Tên tuổi Thế Lữ trong tâm trí người dân Việt Nam chỉ vẹn vẻn trong lĩnh vực thơ ca. Đó chỉ là một phần nhỏ trong chân dung thiếu hoàn chỉnh của một người tự ví mình là “cây đàn muôn điệu”. Ngoài thơ, ông còn đi tiên phong trong cả kịch nói, truyện huyễn tưởng, phê bình và báo chí. Và nếu nhìn ở một tầm khái quát thì Thế Lữ còn là người mở đầu cho mẫu hình nghệ sĩ hiện đại mà ngay thời điểm này nhiều nghệ sĩ trẻ đang nối tiếp.
Thế Lữ thuộc type nghệ sĩ “quảng canh”. Ông mở đường trong một lĩnh vực này rồi nhanh chóng chuyển sang một lĩnh vực khác. Những lĩnh vực nhờ Thế Lữ khơi mào, từ đó tạo đà cho các thế hệ sau “thâm canh” để lại những thành tựu mà giờ đây thành di sản nghệ thuật thời hiện đại.
BA LẦN ĐI TIÊN PHONG
Thế Lữ là lá cờ đầu của phong trào Thơ Mới khi đã táo bạo thay đổi cú pháp, vần và điệu của câu thơ Việt. Hoài Thanh nhận xét thơ ông “làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không xê dịch” của thơ Đường luật. Đó là lần đi tiên phong thứ nhất.
Lần thứ hai, Thế Lữ là người khai mở trong địa hạt văn xuôi những đề tài mới mẻ với văn chương Việt Nam là truyện huyễn tưởng (kinh dị, ma quái) và truyện hình sự trinh thám. Văn chương trung đại Việt Nam đã để lại một Truyền kì mạn lục đậm đặc chất huyễn tưởng nhưng vẫn không thoát khỏi truyền thống Nho giáo thích dạy dỗ người đọc. Nguyễn Dữ lấy thế giới ma quỷ, hư ảnh mục đích cũng là để nói bóng gió chuyện cuộc sống phong kiến suy vong thời Lê – Mạc phân tranh. Truyện huyễn tưởng của Thế Lữ khác hẳn bởi nó đặt tính nghệ thuật lên hàng đầu. Truyện Vàng và máu (1934) đã khởi đầu đồng thời xác lập một đỉnh cao của truyện huyễn tưởng hiện đại VN. Truyện kể về quan châu Kao Lâm đi tìm kho báu trong hang thiêng Văn Dú. Trước ông nhiều người vào trong hang nhưng bỏ mạng rất bí ẩn. Nhờ tài trí của mình quan châu phát hiện ra trong hang có tảng tẩm thuốc độc chứ không phải có ma quỷ hại người. Các truyện huyễn tưởng của Thế Lữ mang tính khoa học cao mang tính duy lí. Trong truyện Vàng và máu, một ông quan miền núi lại không dùng thầy cúng, không làm bùa chú mà chỉ dùng sự thông minh để tìm kho báu. Trong truyện huyễn tưởng của Thế Lữ có thể thấy dấu vết từ tác phẩm của nhà văn người Mĩ chuyên viết kinh dị là Edgar Allan Poe – một đại biểu của văn chương duy lý phương Tây. Tuy mô phỏng nhưng truyện huyễn tưởng của Thế Lữ rất có giá trị vì ông dụng công nhiều trong các tả cảnh vật, kể cốt truyện nên nó đã thoát khỏi lối văn biền ngẫu, cốt truyện chặt chẽ và ly kì toát ra không khí kinh dị mang đặc sắc VN. Nhà văn Khái Hưng đã nhận xét: “Nhà văn dung hợp được văn Tây với văn Á Đông để gây một lối viết theo óc khoa học vừa vẫn giữ được cái thi vị của văn Tàu: đó chính là Nguyễn Thế Lữ, thi sĩ trong Tự Lực văn đoàn”.
Truyện trinh thám của Thế Lữ vừa ít về số lượng và chất lượng nghệ thuật cũng không cao bằng các truyện huyễn tưởng. Thế Lữ sáng tạo ra nhân vật Lê Phong – anh phóng viên có chỉ số IQ cao, hao hao giống với thám tử Sherlock Holmes của Conan Doyle. Loạt truyện về phóng viên Lê Phong như: Mai Hương và Lê Phong(1937), Lê Phong phóng viên (1937), Gói thuốc lá (1940) không thu hút được sự chú ý của người đọc bởi nó thiếu những suy luận phá án, thiếu những hành động phá án trong khi lại thừa lời nói của nhân vật và nhiều chi tiết phi khoa học. Ví dụ như trong truyện Mai Hương và Lê Phong cái chết của bác sĩ Đoàn hết sức phi lí khi bị tiêm một mũi thuốc độc khiến vị bác sĩ không kêu lên được một tiếng khiến người bên cạnh cũng không biết ông ta đã chết. Sau Thế Lữ vài năm, Phạm Cao Củng là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám và có nhiều tác phẩm có giá trị hơn. Từ đó đến nay, đề tài trinh thám hoàn toàn vắng bóng trên văn đàn.
Lĩnh vực cuối cùng mà Thế Lữ đi tiên phong là kịch nói. Và đây cũng là lĩnh vực nghệ thuật mà ông dành cả được đời theo đuổi. Cùng với người bạn đời là Song Kim, ông chuyển sang làm đạo diễn và diễn viên kịch. Có thể nói, Thế Lữ là người đưa kịch nói ở mức chuyên nghiệp. Ban kịch Thế Lữ dàn dựng các vở kịch đem biểu diễn và thu tiền vé chứ không phải biểu diễn để quyên tiền từ thiện hay để kỷ niệm một sự kiện lịch sử hoặc diễn vào lễ hội như ở nông thôn. Để tiến lên chuyên nghiệp, yếu tố kiên quyết là phải có đội ngũ lành nghề, ban kịch Thế Lữ đã có những thành viên xuất sắc: họa sĩ trang trí như Phạm Văn Đôn, Trần Đình Thọ, Nguyễn Thị Kim; về phần nhạc có Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát. Các diễn viên đều là những nghệ sĩ cải lương có tiếng và có một số nhà văn như Nguyễn Tuân, Tú Mỡ… Sau Cách mạng, Thế Lữ chuyển sang làm công tác dịch thuật về kịch như dịch kịch thơ Vinhem Ten của Friedrich Schiller, bộ ba Người cầm sáng, Chuông đồng hồ điện Kremli, Khúc thứ ba bi tráng của Pôgôđin, kịch thơ Phaoxtơ của J. Goethe, Nghê thuật đóng kịch của Sara Bernard, Những cổ động viên sân khấu của Louis Jouvet…
NGHỆ THUẬT CŨNG PHẢI CHUYÊN NGHIỆP
Với ông, nghệ sĩ chỉ phụng sự nghệ thuật còn không là vô nghĩa cho dù dùng nghệ thuật mục đích muốn xã hội tốt đẹp. Năm 1939, Hội khai trí tiến đức trao giải nhất cho tập Tân huấn nữ ca, Thế Lữ có lời phê bình: “cảm hứng quá nhiệt thành, đã vì đạo đức mà bỏ rơi mất sự chỉnh đốn trong thi vận. Đạo đức được cụ phát huy hùng hồn còn Nàng thơ thì bị cụ tát cho những cái tát méo mặt”
Từ quan niệm phương Tây đề cao tính chuyên nghiệp, Thế Lữ xem tác phẩm nghệ thuật cũng là một loại hàng hóa. Nghệ sĩ cần phải có trách nhiệm vói tác phẩm của mình: đó là sự sáng tạo cái mới. Trước khi làm văn viết báo ông từng theo học Cao Đẳng mỹ thuật Đông Dương nhưng rồi bỏ học vì các thầy Pháp giảng dạy toàn cho chép những mẫu cũ không có gì sáng tạo. Ông muốn làm báo và viết văn “để ta cùng nở mày nở mặt. Pháp họ có nhà văn thì mình cũng có nhà văn, họ làm báo, viết văn thì mình cũng làm được”. Chỉ có tính chuyên nghiệp trong nghệ thuật mới tạo ra nền văn hóa đô thị hiện đại. Thế Lữ là một trong những nghệ sĩ đầu tiên tạo ra nền văn hóa đô thị ở nước ta.
Tính chuyên nghiệp của người nghệ sĩ Thế lữ bộc lộ cao nhất trong nghề báo. Ông tâm niệm: “Sự thành thực, đường hoàng là sức mạnh của người làm báo” (Báo Ngày nay, Số 30 ra ngày 19/ 12/ 1937). Mỗi thành viên của Tự lực văn đoàn thay nhau chủ bút tờ Phong hóa và Ngày nay sáu tháng một lần. Thế Lữ tổ chức được đội ngũ viết bài, ông còn biên tập và viết bài thời sự giữ mục: Cuộc điểm báo, Cuộc điểm sách, Lá thắm (báo Phong hóa), Tin thơ, tin văn… vắn (báo Ngày nay) vừa mang đầy đủ tính thông tấn báo chí, vừa vui vẻ mang tính giải trí như đoạn nhại Kiều với bút danh Lê Ta: “Chia ra hai hạng Tố Nga/ Cựu nương là chị, em là thị Tân/ Tân hình thức, Cựu tinh thần…”.
Thế Lữ là một nghệ sĩ chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây với sự đề cao chủ thể, lý tính và bản sắc, và niềm tin vào khả năng sáng tạo gần như vô bờ bến của con người nhưng tinh thần dân tộc trong ông rất cao. Ông gia nhập Tự lực văn đoàn – một tổ chức văn chương rất đề cao tính dân tộc, tham vọng tạo ra nền văn chương Việt Nam hiện đại. Về vấn đề tính dân tộc, ông cho rằng: “Dân tộc tính mới có ở trong vấn đề VN, nhân vật VN, chứ chưa biểu hiện ra ở mặt nghệ thuật. Phẩm chất nghệ thuật theo hướng hiện đại hóa cụ thể hóa ở các yếu tố: cảm xúc thẩm mỹ, cái mới, cái thật”. Không chỉ có tuyên ngôn, ông còn đem thể hiện tính dân tộc trên khấu. Trong vở Kim tiền, có cảnh nhân vật chính Trần Thiết Chung nói với công nhân mỏ với kịch bản ghi nhân vật quay 3/4 ra khán giả nhưng Thế Lữ không làm theo ông buộc nhân vật quay lưng với khán giả khiến người xem không biết tâm trạng nhân vật đang buồn hay vui. Thủ pháp trên ông học được từ sân khấu dân gian.
Sau hàng mấy chục năm gián đoạn, nền văn hóa VN đang tái hòa nhập vào văn hóa thế giới như thế hệ văn nghệ sĩ tiền chiến đã làm dang dở cách đây hơn 70 năm. Tính chuyên nghiệp trong nghệ thuật, tinh thần tiền phong nhưng không đứt gãy hoàn toàn với tâm hồn Việt là mục tiêu của các nghệ sĩ đang hướng đến. Họ có thể nhìn thấy bước chân của người bộ hành tiên phong Thế Lữ đã đi trên con đường hiện đại hóa để có thể vững tin làm nghệ thuật theo cách VN bởi đơn giản như lời nhà văn, nhà báo Lê Tràng Kiều đã viết: “Thế Lữ chẳng hạn, không phải là của anh, của tôi, của một người nào cả, mà là dân của một nước, của hiện tại, của hậu thế” (Hà Nội báo, Số 24 ra ngày 7/6/ 1936).
BOX:
VÀI NÉT:
Thế Lữ tên khai sinh là Nguyễn Đình Lễ (sau đổi thành Nguyễn Thứ Lễ) sinh ngày 6/ 10/ 1907 tại Hà Nội. Bút danh khác: Lê Ta, Mười ba chàng… Năm 1934, gia nhập Tự lực văn đoàn. Từ năm 1937 đến 1945 thành lập nhiều đoàn kịch đi lưu diễn ở các tỉnh phía Bắc. Sau cách mạng làm chủ tịch đầu tiên của Hội nghệ sĩ sân khấu VN (1957 - 1977). Ông được phong NSND (1984), Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II (2000). Năm 1979, Thế Lữ vào TP HCM sống và mất vào năm 1989.
HÀM ĐAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét