Những áp phích tưởng là đồ bỏ đi nhưng nay đang là hàng hiếm của người sưu tập đồ cổ.
Dạo quanh khu vực phố cổ HN, những của hàng chuyên bày bán áp phích thời chiến luôn có khách. Nhưng người mua chủ yếu lại là du khác nước ngoài với cái giá 100 $/ áp phích .
Dạo quanh khu vực phố cổ HN, những của hàng chuyên bày bán áp phích thời chiến luôn có khách. Nhưng người mua chủ yếu lại là du khác nước ngoài với cái giá 100 $/ áp phích .
DẤU ẤN MỘT THỜI
Sau khi chiến tranh kết thúc, những áp phích thời chiến cũng nhường chỗ cho áp phích cổ động sự kiện thời bình. Vậy áp phích thời chiến đang ở đâu? Câu trả lời là nằm trong bảo tàng. Các áp phích thời chiến được các bảo tàng nhà nước như Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Lịch sử Quân Sự VN sưu tầm. Các bảo tàng chỉ cần đánh công văn xuống địa phương xin lại áp phích để minh họa cho một sự kiện thì đơn vị nào lại dám không chuyển giao. Người có tiền cũng không thể sưu tầm được vì họ không có nghiệp vụ bảo tàng để tìm kiếm.
Anh Dũng sở hữu hơn 100 áp phích có từ trước năm 1975 kể lại: “Trước đây áp phích nhiều hơn bây giờ. Mỗi xã, phường đều có một người bên ngành văn hóa chuyên làm công việc vẽ áp phích. Hễ có chiến dịch như “Ba sẵn sàng” của Đoàn hoặc một sự kiện như ký hiệp định Paris là có ngay một áp phích mới. Thời chiến tranh áp phích toàn vẽ bằng tay như vẽ tranh, cái quý ở chỗ đấy. Tôi sưu tầm từ trước năm 1990, cũng may người sưu tầm áp phích cổ động không có nhiều, chỉ nhiều người sưu tầm áp phích phim. Hồi ấy xin khéo miệng người ta còn cho, nay thì chịu rồi”.
Tầng 2 quán café & fastfood La Place gần Nhà thờ Lớn HN có trang trí trên tường 2 áp phích: ca ngợi Đảng Cộng Sản VN và chủ tịch Hồ Chí Minh. Người quản lí nhà hàng cho biết, ý tưởng treo 2 áp phích rất đơn giản. Quán chủ yếu phục vụ khách nước ngoài nên tạo cho họ ấn tượng riêng của VN. Cho dù họ không biết tiếng Việt chỉ cần họ nhìn thấy hình chủ tịch Hồ Chí Minh và hình búa liềm là họ đã biết lịch sử VN, biết dấu ấn VN mấy chục năm trước đây.
MUA VÌ… HIẾU KÌ!
Cửa hàng chuyên áp phích cổ số 16 Hàng Bạc đã ra đời từ 7 năm trước. Theo lời anh Linh Quân – chủ cửa hàng anh cho biết hầu hết khách hàng đến mua là khách nước ngoài. Họ mua chỉ đơn giản là… hiếu kì. Áp phích chiến tranh thì họ hiểu nhưng áp phích cổ động phong trào “5 tấn thóc” hoặc “Ba đảm đang” của Hội phụ nữ thì họ không hiểu. Thay mặt nhóm du khách Tây Ban Nha mua áp phích ở 16 Hàng Bạc, chị Marta de Lexis trả lời cho câu hỏi vì sao chị mua áp phích thời chiến của VN: “Chúng muốn hiểu thêm VN qua áp phích cũng bởi vì như những người khác chúng tôi chỉ biết đến các bạn qua cuộc chiến tranh với Mỹ. Tôi sẽ treo poster này ở nhà tôi tại Malaga và nói với bạn bè rằng: tôi đã đến VN”
Theo các chủ cửa hàng bán áp phích thời chiến, người VN không đến mua vì họ chê áp phích… xấu chẳng có ích lợi gì để trưng bày. Không ai dại gì bỏ cả 100 $ cho mấy thứ đồ vô tích sự.
Cùng quan điểm đó, theo anh Minh Tiệp (Bảo tàng Hà Nội) hầu hết các cuộc triển lãm hiện vật cách mạng người đi xem là cựu chiến binh và cánh báo chí đưa tin còn người dân thường như vắng bóng. Cũng theo anh Dũng các bảo tàng đã sưu tầm khá tốt các áp phích cho nên các áp phích còn ở ngoài bảo tàng rất hiếm. Ở các cửa hàng, áp phích được bày bán chủ yếu là hàng in lại giá từ 20 – 30 $. Hiện nay các bảo tàng vẫn tiếp tục làm công việc sưu tầm áp phích thời chiến nhưng sưu tầm rồi cất vào kho đợi dịp kỷ niệm các ngày lễ như 30/ 4 mới đem ra trưng bày.
Hàm Đan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét