Dù là đông hay hè và mặc cho ngã tư đường Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh có đông nghịt người giờ tan tầm, những người yêu tiếng nước
Nga vẫn hẹn nhau mỗi chiều thứ 4 hàng tuần tại Trung tâm Khoa học và
Văn hóa Nga, để cùng hát vang những bài ca Nga đi cùng năm tháng.
Tiền thân của câu lạc bộ hát tiếng Nga chỉ là một nhóm những người hát karaoke tiếng Nga tự phát. Thấy cảnh nhiều người hát không khớp nhạc và phát âm chưa đúng nên nhà giáo, nhạc sĩ Phan Văn Bích đã có ý định thành lập một câu lạc bộ dành cho những người muốn hát tiếng Nga. Có thể nói, ngoài nhạc sĩ Phan Văn Bích thì khó ai có thể đảm trách tốt việc dạy hát tiếng Nga bởi lẽ ông vừa tốt nghiệp cử nhân văn chương lẫn âm nhạc tại hai trường đại học ở thành phố Rô-xtốp-trên-sông Đông. Nắm vững nhạc lý và tiếng Nga cùng với kinh nghiệm sư phạm, nhạc sĩ Phan Văn Bích đã tận tình chỉ dạy các học viên trong mỗi lời ca tiếng hát. Sau một thời gian, hầu hết các học viên sinh hoạt tại câu lạc bộ đã hát được đúng giai điệu nhiều bài hát Nga quen thuộc.
Những học viên trong câu lạc bộ hát tiếng Nga không chỉ là những người từng nhiều năm học tập và sinh sống tại Liên Xô trước đây mà còn cả những người chưa bao giờ được đặt chân đến xứ sở Bạch Dương. Họ tìm đến câu lạc bộ để hát bằng ngoại ngữ yêu mến qua những trang sách, những bộ phim Nga được hấp thụ từ thời trẻ. Và các học viên cũng không chỉ là những người ở độ tuổi U70 mà còn là những bạn trẻ từng học tiếng Nga ở trường học. Có người vì công việc mưu sinh đã không còn sử dụng tiếng Nga nhưng tình yêu tiếng Nga vẫn còn đó và đến sinh hoạt tại câu lạc bộ như là việc khỏa lấp nỗi nhớ tiếng Nga.
Trong lớp học hát tiếng Nga, có những người bạn của nhạc sĩ Phan Văn Bích là các giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự và Trường Đại học Hà Nội cũng là ca sĩ trong ban nhạc Bạch Dương. Hầu như buổi sinh hoạt nào liên quan đến nước Nga tại Hà Nội, ban nhạc Bạch Dương đều ôm đàn đến hát góp vui. Chính những thành viên nhóm nhạc dù rất bận bịu với công việc vẫn thường xuyên đến với câu lạc bộ để chung tay với nhạc sĩ Phan Văn Bích hướng dẫn các học viên.
Ngoài những bài hát Nga thân thương như: “Đàn sếu”, “Đôi bờ”, “Chiều Mát-xcơ-va”…, câu lạc bộ hát tiếng Nga còn học những bài hát do nhạc sĩ Phan Văn Bích sáng tác mang âm hưởng Nga phổ trên nền thơ của một số nhà thơ nổi tiếng như: “Tôi nhớ” (thơ X. Ê-xê-nhin), “Tỉnh mộng” (thơ A. Pút-xkin), “Hoài niệm” (thơ A. A-khơ-ma-tô-va)… Những bài hát của nhạc sĩ Phan Văn Bích được tất cả các học viên say mê luyện tập với tinh thần tự giác, nhiệt tình. Mặc dù các học viên có thể hát chưa điêu luyện nhưng mỗi khi có sự kiện tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga, những học viên đã thuộc bài hát đều sẵn sàng lên sân khấu để biểu diễn hết mình.
“Kìa ai say sưa theo tiếng Anh hay là theo tiếng Pháp. Còn tôi say yêu tiếng Nga như cuộc đời tha thiết… Tiếng Nga bên ta biết bao thân thương như người bạn yêu dấu… Mãi mãi tiếng Nga cùng ta”. Đó là những lời ca trong bài hát “Tiếng Nga mãi mãi cùng ta” của nhạc sĩ Phan Văn Bích và cũng là tâm niệm của nhiều thành viên câu lạc bộ hát tiếng Nga-những người gìn giữ tình yêu tiếng Nga thông qua âm nhạc.
Bài và ảnh: LINH THIÊN
Tiền thân của câu lạc bộ hát tiếng Nga chỉ là một nhóm những người hát karaoke tiếng Nga tự phát. Thấy cảnh nhiều người hát không khớp nhạc và phát âm chưa đúng nên nhà giáo, nhạc sĩ Phan Văn Bích đã có ý định thành lập một câu lạc bộ dành cho những người muốn hát tiếng Nga. Có thể nói, ngoài nhạc sĩ Phan Văn Bích thì khó ai có thể đảm trách tốt việc dạy hát tiếng Nga bởi lẽ ông vừa tốt nghiệp cử nhân văn chương lẫn âm nhạc tại hai trường đại học ở thành phố Rô-xtốp-trên-sông Đông. Nắm vững nhạc lý và tiếng Nga cùng với kinh nghiệm sư phạm, nhạc sĩ Phan Văn Bích đã tận tình chỉ dạy các học viên trong mỗi lời ca tiếng hát. Sau một thời gian, hầu hết các học viên sinh hoạt tại câu lạc bộ đã hát được đúng giai điệu nhiều bài hát Nga quen thuộc.
Những học viên trong câu lạc bộ hát tiếng Nga không chỉ là những người từng nhiều năm học tập và sinh sống tại Liên Xô trước đây mà còn cả những người chưa bao giờ được đặt chân đến xứ sở Bạch Dương. Họ tìm đến câu lạc bộ để hát bằng ngoại ngữ yêu mến qua những trang sách, những bộ phim Nga được hấp thụ từ thời trẻ. Và các học viên cũng không chỉ là những người ở độ tuổi U70 mà còn là những bạn trẻ từng học tiếng Nga ở trường học. Có người vì công việc mưu sinh đã không còn sử dụng tiếng Nga nhưng tình yêu tiếng Nga vẫn còn đó và đến sinh hoạt tại câu lạc bộ như là việc khỏa lấp nỗi nhớ tiếng Nga.
Trong lớp học hát tiếng Nga, có những người bạn của nhạc sĩ Phan Văn Bích là các giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự và Trường Đại học Hà Nội cũng là ca sĩ trong ban nhạc Bạch Dương. Hầu như buổi sinh hoạt nào liên quan đến nước Nga tại Hà Nội, ban nhạc Bạch Dương đều ôm đàn đến hát góp vui. Chính những thành viên nhóm nhạc dù rất bận bịu với công việc vẫn thường xuyên đến với câu lạc bộ để chung tay với nhạc sĩ Phan Văn Bích hướng dẫn các học viên.
Ngoài những bài hát Nga thân thương như: “Đàn sếu”, “Đôi bờ”, “Chiều Mát-xcơ-va”…, câu lạc bộ hát tiếng Nga còn học những bài hát do nhạc sĩ Phan Văn Bích sáng tác mang âm hưởng Nga phổ trên nền thơ của một số nhà thơ nổi tiếng như: “Tôi nhớ” (thơ X. Ê-xê-nhin), “Tỉnh mộng” (thơ A. Pút-xkin), “Hoài niệm” (thơ A. A-khơ-ma-tô-va)… Những bài hát của nhạc sĩ Phan Văn Bích được tất cả các học viên say mê luyện tập với tinh thần tự giác, nhiệt tình. Mặc dù các học viên có thể hát chưa điêu luyện nhưng mỗi khi có sự kiện tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga, những học viên đã thuộc bài hát đều sẵn sàng lên sân khấu để biểu diễn hết mình.
“Kìa ai say sưa theo tiếng Anh hay là theo tiếng Pháp. Còn tôi say yêu tiếng Nga như cuộc đời tha thiết… Tiếng Nga bên ta biết bao thân thương như người bạn yêu dấu… Mãi mãi tiếng Nga cùng ta”. Đó là những lời ca trong bài hát “Tiếng Nga mãi mãi cùng ta” của nhạc sĩ Phan Văn Bích và cũng là tâm niệm của nhiều thành viên câu lạc bộ hát tiếng Nga-những người gìn giữ tình yêu tiếng Nga thông qua âm nhạc.
Bài và ảnh: LINH THIÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét