Mấy chục năm trước, một bài thơ hay sẽ lan truyền nhanh chóng, nhiều
người chép lại với nhiều dị bản khác nhau. Bởi lúc đó sách vở đâu có
nhiều, chuyện chép nhầm câu chữ và đôi khi thiếu cả khổ thơ không phải
là hiếm. Nhưng quan trọng, bài thơ đã được người đọc nơi nơi thay nhau
chép sẽ in sâu trong trí nhớ lớp lớp người đọc tận sau này. Như trường
hợp bài thơ “Chiếc áo màu xanh” của Đại tá, nhà thơ Lê Văn Vọng thì mỗi
người đọc nhớ một bản khác nhau, không đúng với bản gốc. Bài thơ cũng
không nhắc đến một địa danh, mốc sự kiện cụ thể nào để người đọc mường
tượng xuất xứ và cảm hứng để nhà thơ sáng tác bài thơ nổi tiếng. Đó là
lý do thôi thúc chúng tôi tìm đến nhà riêng của nhà thơ Lê Văn Vọng
trong ngõ nhỏ trên phố Dương Quảng Hàm (Hà Nội) để được nghe ông kể về
bài thơ của mình.
Nhà thơ Lê Văn Vọng kể: Bài thơ “Chiếc áo màu xanh” ra đời vào tháng 7-1975, khi đó nhà thơ Lê Văn Vọng đang công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng, hòa vào đoàn quân áo xanh tiếp quản Sài Gòn. Đa phần người dân Sài Gòn đều có thiện cảm với người lính cách mạng, bắt chuyện với nhau trên đường phố hết sức thoải mái. Nhưng cũng có người chưa hiểu rõ về những người lính cách mạng do ảnh hưởng tuyên truyền tâm lý chiến của địch kiểu như: Việt Cộng không có quân phục và hoang dã “răng đen mã tấu dép râu” hoặc quái dị hơn là "bảy thằng Việt Cộng leo cây đu đủ không gãy" (!). Thực tế trước mắt lại khác hẳn! Xuất hiện trên đường phố Sài Gòn là những người lính khỏe mạnh, đẹp trai, hiền lành và nổi bật là bộ quân phục màu xanh giản dị. Bộ quân phục của những người lính cách mạng không hầm hố như quân phục lính ngụy và cũng không góc cạnh như quân phục lính Mỹ. Người dân Sài Gòn thấy lạ lùng, khát khao được tìm hiểu những người lính cách mạng. Không khí chung đó đã nhen nhóm ý tưởng sáng tạo cho nhà thơ Lê Văn Vọng, nhưng cảm hứng trực tiếp để bài thơ “Chiếc áo màu xanh” ra đời lại xuất phát từ một hoàn cảnh cụ thể. Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng đóng trụ sở ở hai ngôi nhà liền kề trong một con hẻm trên đường Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sỹ), đối diện đó là nhà dân. Nhà thơ Lê Văn Vọng nhìn sang và thấy cô gái trẻ ở ngôi nhà đối diện. Ông đoán cô gái vẫn còn đi học vì hằng ngày vẫn thấy cô diện tà áo dài trắng trong đi về trên chiếc xe đạp, cặp sách để ở giỏ xe trông thật dễ thương. Sự xuất hiện của cánh lính trẻ ở nhà đối diện khiến cô gái để ý. Nhìn thấy anh bộ đội là cô gái thoáng e lệ và lộ cả vẻ tò mò. Nhưng rồi không ai dám mở lời, cho tới khi Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng chuyển đi nơi khác. Nhà thơ biết rằng, cả hai bên sẽ hụt hẫng khi không còn nhìn thấy nhau bởi vẫn còn lưu luyến trong lòng, dù không giải thích được đó là thứ tình cảm gì. Chính bởi sự im lặng và hụt hẫng đó mà bài thơ “Chiếc áo màu xanh” đã được nhà thơ Lê Văn Vọng sáng tác rất nhanh, chỉ trong một đêm. Không lâu sau bài thơ được đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Dù đã viết 13 đầu sách và giành được nhiều giải thưởng văn học của địa phương, Bộ Quốc phòng…, nhưng hễ nhắc đến nhà thơ Lê Văn Vọng là người yêu thơ nghĩ ngay đến bài thơ “Chiếc áo màu xanh”. Bài thơ từ khi ra đời đã được người đọc trong và ngoài quân đội yêu thích và được phổ nhạc; với nhà thơ Lê Văn Vọng, đó là phần thưởng quý giá nhất.
Có một kỷ niệm đáng nhớ với nhà thơ Lê Văn Vọng hồi Tết Kỷ Sửu 2009, một số quân nhân cùng công tác với vợ nhà thơ ở Phòng Hậu phương quân đội, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị đến chúc Tết gia đình. Cuộc hội ngộ đầu xuân đã trở thành buổi đàm đạo về bài thơ “Chiếc áo màu xanh”. Mỗi đồng chí đã thay nhau đọc từng đoạn thơ trong bài thơ, và họ thú thật đã thích bài thơ từ hồi còn là anh lính trẻ. Chỉ có thơ hay người ta mới nhớ lâu được như thế! Nhưng giải thích sức hấp dẫn đặc biệt của bài thơ “Chiếc áo màu xanh” đối với nhiều thế hệ chiến sĩ thì quả không dễ, ngay cả đối với nhà thơ Lê Văn Vọng.
Bản thân vẻ đẹp đơn sơ và cuộc đời chiến đấu gian khổ của người chiến sĩ đã hấp dẫn người đọc mà ý tứ bài thơ gợi nên. Nhưng nếu không khéo tìm ra cách diễn đạt thích hợp, có thể bài thơ sẽ thiếu tính thuyết phục. Sự tinh tế của bài thơ “Chiếc áo màu xanh” là nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc áo quân phục bình dị để làm biểu tượng cho cuộc đời chiến đấu và tâm hồn người lính. Cao tay hơn, nhà thơ Lê Văn Vọng không dùng “điểm nhìn” của một người chiến sĩ tự khen về áo xanh của mình và đồng đội; thay vào đó là tâm sự của một cô gái không quen biết. Chính giọng điệu trữ tình tự sự của bài thơ khiến nhiều người nghĩ bài thơ “Chiếc áo màu xanh” là thơ tình yêu. Thực ra bài thơ chỉ đề cập đến một thứ tình cảm quý mến nhau, chưa tới ngưỡng của tình yêu. Đây cũng là điểm khác lạ của bài thơ khi nhà thơ đã làm hữu hình hóa tình cảm thầm kín vô hình theo kiểu “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” của cô gái với người chiến sĩ.
Trước khi tiễn chúng tôi ra về, nhà thơ Lê Văn Vọng còn gửi gắm một tâm sự: Đề tài người chiến sĩ không bao giờ nhàm chán, vấn đề nằm ở cách thể hiện mà thôi! Gần 40 năm trước, bài thơ “Chiếc áo màu xanh” đã ra đời làm lay động bao trái tim người đọc, để họ phải thốt lên: Yêu biết bao màu xanh áo lính! Để có thể chinh phục người đọc hôm nay về một đề tài người lính quen thuộc quả là khó, nhưng tìm cách diễn đạt mới mẻ có lẽ là “con đường sáng” mà nhà thơ Lê Văn Vọng gợi ý từ bài thơ “Chiếc áo màu xanh”.
HÀM ĐAN
Nhà thơ Lê Văn Vọng kể: Bài thơ “Chiếc áo màu xanh” ra đời vào tháng 7-1975, khi đó nhà thơ Lê Văn Vọng đang công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng, hòa vào đoàn quân áo xanh tiếp quản Sài Gòn. Đa phần người dân Sài Gòn đều có thiện cảm với người lính cách mạng, bắt chuyện với nhau trên đường phố hết sức thoải mái. Nhưng cũng có người chưa hiểu rõ về những người lính cách mạng do ảnh hưởng tuyên truyền tâm lý chiến của địch kiểu như: Việt Cộng không có quân phục và hoang dã “răng đen mã tấu dép râu” hoặc quái dị hơn là "bảy thằng Việt Cộng leo cây đu đủ không gãy" (!). Thực tế trước mắt lại khác hẳn! Xuất hiện trên đường phố Sài Gòn là những người lính khỏe mạnh, đẹp trai, hiền lành và nổi bật là bộ quân phục màu xanh giản dị. Bộ quân phục của những người lính cách mạng không hầm hố như quân phục lính ngụy và cũng không góc cạnh như quân phục lính Mỹ. Người dân Sài Gòn thấy lạ lùng, khát khao được tìm hiểu những người lính cách mạng. Không khí chung đó đã nhen nhóm ý tưởng sáng tạo cho nhà thơ Lê Văn Vọng, nhưng cảm hứng trực tiếp để bài thơ “Chiếc áo màu xanh” ra đời lại xuất phát từ một hoàn cảnh cụ thể. Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng đóng trụ sở ở hai ngôi nhà liền kề trong một con hẻm trên đường Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sỹ), đối diện đó là nhà dân. Nhà thơ Lê Văn Vọng nhìn sang và thấy cô gái trẻ ở ngôi nhà đối diện. Ông đoán cô gái vẫn còn đi học vì hằng ngày vẫn thấy cô diện tà áo dài trắng trong đi về trên chiếc xe đạp, cặp sách để ở giỏ xe trông thật dễ thương. Sự xuất hiện của cánh lính trẻ ở nhà đối diện khiến cô gái để ý. Nhìn thấy anh bộ đội là cô gái thoáng e lệ và lộ cả vẻ tò mò. Nhưng rồi không ai dám mở lời, cho tới khi Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng chuyển đi nơi khác. Nhà thơ biết rằng, cả hai bên sẽ hụt hẫng khi không còn nhìn thấy nhau bởi vẫn còn lưu luyến trong lòng, dù không giải thích được đó là thứ tình cảm gì. Chính bởi sự im lặng và hụt hẫng đó mà bài thơ “Chiếc áo màu xanh” đã được nhà thơ Lê Văn Vọng sáng tác rất nhanh, chỉ trong một đêm. Không lâu sau bài thơ được đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Dù đã viết 13 đầu sách và giành được nhiều giải thưởng văn học của địa phương, Bộ Quốc phòng…, nhưng hễ nhắc đến nhà thơ Lê Văn Vọng là người yêu thơ nghĩ ngay đến bài thơ “Chiếc áo màu xanh”. Bài thơ từ khi ra đời đã được người đọc trong và ngoài quân đội yêu thích và được phổ nhạc; với nhà thơ Lê Văn Vọng, đó là phần thưởng quý giá nhất.
Có một kỷ niệm đáng nhớ với nhà thơ Lê Văn Vọng hồi Tết Kỷ Sửu 2009, một số quân nhân cùng công tác với vợ nhà thơ ở Phòng Hậu phương quân đội, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị đến chúc Tết gia đình. Cuộc hội ngộ đầu xuân đã trở thành buổi đàm đạo về bài thơ “Chiếc áo màu xanh”. Mỗi đồng chí đã thay nhau đọc từng đoạn thơ trong bài thơ, và họ thú thật đã thích bài thơ từ hồi còn là anh lính trẻ. Chỉ có thơ hay người ta mới nhớ lâu được như thế! Nhưng giải thích sức hấp dẫn đặc biệt của bài thơ “Chiếc áo màu xanh” đối với nhiều thế hệ chiến sĩ thì quả không dễ, ngay cả đối với nhà thơ Lê Văn Vọng.
Bản thân vẻ đẹp đơn sơ và cuộc đời chiến đấu gian khổ của người chiến sĩ đã hấp dẫn người đọc mà ý tứ bài thơ gợi nên. Nhưng nếu không khéo tìm ra cách diễn đạt thích hợp, có thể bài thơ sẽ thiếu tính thuyết phục. Sự tinh tế của bài thơ “Chiếc áo màu xanh” là nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc áo quân phục bình dị để làm biểu tượng cho cuộc đời chiến đấu và tâm hồn người lính. Cao tay hơn, nhà thơ Lê Văn Vọng không dùng “điểm nhìn” của một người chiến sĩ tự khen về áo xanh của mình và đồng đội; thay vào đó là tâm sự của một cô gái không quen biết. Chính giọng điệu trữ tình tự sự của bài thơ khiến nhiều người nghĩ bài thơ “Chiếc áo màu xanh” là thơ tình yêu. Thực ra bài thơ chỉ đề cập đến một thứ tình cảm quý mến nhau, chưa tới ngưỡng của tình yêu. Đây cũng là điểm khác lạ của bài thơ khi nhà thơ đã làm hữu hình hóa tình cảm thầm kín vô hình theo kiểu “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” của cô gái với người chiến sĩ.
Trước khi tiễn chúng tôi ra về, nhà thơ Lê Văn Vọng còn gửi gắm một tâm sự: Đề tài người chiến sĩ không bao giờ nhàm chán, vấn đề nằm ở cách thể hiện mà thôi! Gần 40 năm trước, bài thơ “Chiếc áo màu xanh” đã ra đời làm lay động bao trái tim người đọc, để họ phải thốt lên: Yêu biết bao màu xanh áo lính! Để có thể chinh phục người đọc hôm nay về một đề tài người lính quen thuộc quả là khó, nhưng tìm cách diễn đạt mới mẻ có lẽ là “con đường sáng” mà nhà thơ Lê Văn Vọng gợi ý từ bài thơ “Chiếc áo màu xanh”.
HÀM ĐAN
Chiếc áo màu xanh
Nghe nhiều rồi bây giờ mới thấy đây
chiếc áo anh mang màu xanh của lá
khi mặc vào trông anh hiền quá
sớm lại chiều em cứ muốn nhìn thôi.
Hôm anh phơi chiếc áo tầng hai
thấy trời sắp mưa mà em sốt ruột
em muốn sang nhưng cầu chưa bắc
muốn cất áo cho anh lại sợ người ngoài.
Dãy nhà bên kia, dãy nhà bên này
chỉ cách nhau một con đường nhỏ
nhà em rộng sao anh không ở
để bây giờ em cất áo cho anh
Đôi chân anh đã đi bao miền
mà đế dép vẹt mòn đá sỏi.
ai thương anh, áo may đẹp vậy,
cây nghĩ gì, mà màu áo nhường cho?
Ở những nơi các anh đi qua
màu áo ấy đã thành kỷ niệm
các cô gái mỗi khi nhắc đến
lại gục vào vai nhau để giấu nụ cười.
Thành phố hôm nay say trong biển người
cái thế giới của âm thanh, màu sắc
màu áo đó giữa muôn ngàn ánh mắt
đứng chỗ nào cũng dễ nhận ra.
Mong áo màu xanh đã bao năm rồi
cái áo màu xanh thân thương giản dị
em cứ để nó hoài trong ý nghĩ
cả nụ cười làm đỏ vành tai.
Và bao điều em chẳng nói cho ai
cả chuyện trời mưa định sang cất áo
mà hôm nay đến trường con bạn em nó bảo
trong mắt mày có chiếc áo màu xanh.
LÊ VĂN VỌNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét