Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009

NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP: BLOG CỦA TÔI LÀ CHIẾU RƯỢU VUI!




(POST lại bài cũ!!!)
Nguyễn Quang Lập nổi tiếng từ tiểu thuyết “Những mảnh đời đen trắng” đến các kịch bản phim như “Đời cát”, “Thung lũng hoang vắng… Mấy tháng nay, thế giới Blog sôi lên vì sự tham gia “nóng bỏng” của cây viết 5X này.

Nhà văn “tập tễnh” từ năm 1999 do một tai nạn giao thông. Chẳng bị tai nạn thì những “cơn vật” do chữ và … rượu cũng khiến anh yếu và mệt hơn trước rất nhiều. Khai trương blog bởi một học trò, rồi bỏ bẵng một thời gian, không ngờ, mấy tháng nay, thế giới blog nóng bỏng lên vì những entry hot mà anh nghiền ngẫm cho ra đời hàng đêm. Các blogger chăm lang thang trên mạng, từ hoa hậu, giáo sư tiến sĩ cho đến… học sinh cấp 2 thi nhau đọc và comment đối thoại với anh. Ngay cả bạn văn, bạn … báo, nhiều người không comment nhưng tuyên bố cứ sáng ra là phải mở blog ông Lập, đọc tâm sự mới, và rồi càng ngẫm càng cười rinh rích trước cái sự đời trong suốt cả ngày làm việc.

Phóng viên: – Chào nhà văn Nguyễn Quang Lập! Hơn ba tháng trở thành blog hot, lượng page view hiện nay của anh là bao nhiêu và tình trạng “phát triển” của Nguyễn Quang Lập’s blog đang như thế nào ạ?

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: - Cho đến nay, mới chỉ có 160.000 lượt page view thôi, mọi người cứ đồn bảo triệu này triệu nọ chứ chẳng có đâu. Nhìn số lượng tăng hàng ngày từ 5-10 ngàn, tôi cũng vui, nhưng nói thật không lấy đó làm tự hào, vì blog không hề là niềm đam mê chính yếu của tôi.

- Trên blog của anh có đề “cái này (tức blog) do con ông Lập + trò ông Lập làm hộ” nghĩa là anh rất mù mờ về “computer” nhưng tại sao anh vẫn dùng blog làm phương tiện để ghi lại ký ức của mình mà không ghi nhật ký như cách các nhà văn vẫn thường làm?

- Thoạt kì thuỷ con gái tôi lập blog, sau học trò tôi sửa lại cho tôi dễ làm việc. Chúng nó ép viết thì viết thôi. Lúc đầu chẳng thấy hứng thú gì, bận việc quá bỏ bê luôn cả năm. Sau vào Sài Gòn, đi đâu cũng thấy anh em tán chuyện blog của nhau, mới nghĩ: a, té ra blog cũng có ngườì quan tâm, mới quyết định làm blog theo cách của mình. Mình ngồi ở nhà suốt ngày lắm khi rất cô độc, mới nghĩ ra trò kể chuyện vặt cho mọi người tới trò chuyện cho vui. Phàm là chuyện thì đều lấy ra từ kí ức. Tôi nghĩ blog cũng là dạng nhật kí, chỉ khác nó là thứ nhật kí có tương tác, có giao lưu. Cái này thú hơn nhật kí như ta vẫn làm, chỉ sướng lấy một mình, không có ai quan tâm.

- Khi mới viết blog anh có bao giờ nghĩ rằng tên anh sẽ là một trong những blog “hot” nhất Việt Nam như rất nhiều comment viết rằng họ đã bị “mắc nghiện” các entry của Nguyễn Quang Lập?

- Không hề. Tôi nghĩ chắc chỉ có học trò, bạn bè tôi đọc thôi, thế là sướng rồi. Không ngờ số lượng người comment cho tôi đủ cả già trẻ gái trai, đủ các ngành nghề, chứ không phải chỉ riêng lớp trẻ như anh bạn Phạm Xuân Nguyên của tôi nói trên báo Thể thao văn hoá đâu.

“Hot” nhất “hot” nhì đối với tôi không quan trọng, vì tôi thực sự không chú tâm lắm vào việc xây dựng một blog có thương hiệu, tôi còn nhiều việc phải làm. Chỉ thấy số lượng yêu mến mình ngày càng tăng lên thì mừng, vậy thôi.

- Anh có thể tự cắt nghĩa vì sao anh toàn viết về những chuyện thời chiến tranh, bao cấp và bạn bè 4X, 5X của anh mà vẫn được các bạn trẻ 8X, 9X ham đọc đến vậy?

- Tôi nghĩ con người thời nào thì nghĩ và sống như nhau cả thôi. Nếu mình nghĩ thật, nói thật thì mọi người đều hưởng ứng, bất kể 8x, 9x hay… 1x, 2x. Nếu mình nói phét thì trước sau người ta cũng chối bỏ. Nếu có lầm thì chỉ lầm một lần, ai người ta lầm mãi được. Tôi nhớ mãi anh Xuân Diệu dặn tôi ở Đà Nẵng 1983: “Sự chân chất em ạ, chính nó làm cho nghệ thuật trường tồn”. Với blog này tôi làm y sì lời dặn của anh Xuân Diệu.

- Sau vụ “rắc rối” entry “bạn văn 3” với nhà văn Xuân Đức anh có cảm thấy “sợ” khi viết đến những “người từng gặp” không?

- Mọi người không hiểu, cứ nghĩ tôi nói xấu anh Xuân Đức, họ nói thế nào mà chính anh Xuân Đức cũng nghĩ vậy. Tôi không hề có ý định bôi nhọ ai, tôi chỉ vẽ chân dung biếm hoạ. Có lẽ vì không nói trước ý định của tôi trong các bạn văn mà gây hiểu nhầm đối với rất nhiều người, không chỉ riêng anh Xuân Đức. Ngay cả anh bạn thân Phạm Xuân Nguyên tôi cũng nghĩ là tôi viết chân dung thuần tuý. Không, tôi vẽ chân dung biếm hoạ, chính xác là như thế. Mà đã biếm hoạ thì bao giờ người ta cũng tô đậm, thậm chí thổi phồng các nét buồn cười. Nếu hiểu như vậy thì chắc chắn sẽ không có vụ Xuân Đức làm ỏm tỏi lên đâu. Tôi hiểu anh Xuân Đức mà, chính anh ấy cũng rất thích biếm họa. Chúng tôi chơi thân nhau từ 1980, đến nay không hề có vụ việc gì làm sứt mẻ tình cảm cả. Hơn nữa, ở một khía cạnh nào đó, anh ấy là thầy sân khấu đối với tôi. Khi nào tôi sẽ làm 1 entry về việc anh Xuân Đức đã định hướng cho tôi vào sân khấu như thế nào, tất nhiên cũng biếm họa, hi hi (cười).

- Viết xong một bài về ai đó anh có cho người đó đọc trước rồi post lên blog không? Các “khổ chủ” phản ứng ra sao khi đọc chuyện về họ trên blog của anh?

- Không. Tôi đâu viết chân dung đăng báo để phải hỏi ý kiến trước, tôi chỉ viết nhật kí dạng blog thôi, vì thế tôi nghĩ thế nào thì viết thế ấy chứ không biên tập. Gửi trước nhất định có đề nghị biên tập, mất sướng. Trừ vụ Xuân Đức, còn hầu hết anh em không ai nói gì, có người sướng, có người không thích lắm nhưng cũng ráng cười, hì hì.

- Tất cả người đọc blog của anh đều thắc mắc không biết đằng sau mỗi câu chuyện có bao nhiêu phần trăm là thật bao nhiêu phần trăm là bịa? Nếu có chút bịa trong ấy liệu các hồi ức của anh có còn giá trị về mặt làm tài liệu để đánh giá chuyện và người trong quá khứ?

- Nó đã là kí ức thì nhất định không bịa rồi. Còn khi viết thì phải sắp xếp, gọt tỉa, thêm thắt chứ. Nếu tôi bê “trần truồng” các nguyên mẫu lên mọi người có thích không? Đảm bảo 100% là không. Tôi viết thế, ai tin thì tin, không tin thì thôi. Đến bây giờ tôi chán nghe những câu hỏi thật hay bịa lắm rồi, nó làm tôi mất hứng

- Khi làm blog chắc có nhiều chuyện khiến anh vui nhưng hẳn cũng không ít điều làm anh khó chịu? Anh có thể kể ra một vài điều vui buồn quanh chuyện blog?

- Chủ yếu là vui thôi, vì blog của tôi là chiếu rượu vui mà. Nhưng thỉnh thoảng có những comment dạy dỗ, suy diễn, ra vẻ ta đây hiểu biết lắm, làm tôi cáu. Nhưng tôi chỉ cáu chút rồi thôi.

Nhân đây tôi xin nói lại là tôi viết blog chỉ để vui, ngoài vui ra không hề có mục đích nào khác. Có nơi phỏng vấn, hỏi có phải tôi định làm như Người Trung Quốc xấu xí (cuốn sách của nhà văn Bách Dương phê phán thói hư tật xấu của người Trung Quốc – PV)? Tôi nói không, hoàn toàn không, tôi không có thời giờ và trình độ để làm việc đó, mặc dù tôi cũng thích đọc Người Trung Quốc xấu xí.

Tôi sợ nhất những comment đổ hồ chính trị cho tôi. Tôi bây giờ đã chán mọi nhẽ ở đời, chỉ mỗi ước mong là có sức khoẻ để tiếp tục sống, tiếp tục làm việc, nuôi các cháu nên người, ngoài ra không cần gì cả.

- Đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong các entry của anh là rất hay dùng ngôn từ… “vỉa hè”. Điều này là từ con người anh hay là một cách để PR cho blog? Anh đã từng bị bạn đọc blog ghét vì điều này chưa?

- Đã nói tôi là nghĩ sao viết vậy, không biên tập mà. Tôi nghĩ phàm đã ngôn ngữ thì vỉa hè hay salon đều có giá trị của nó, vấn đề là mình có đặt đúng chỗ hay không thôi.

- Sau một các seri “bạn văn”, “người từng gặp”, “chuyện ma”, “say”… sắp tới anh định tung các seri nào khác? Nếu không có gì bí mật xin anh có thể tiết lộ?

- Sắp tới tôi vẫn sẽ viết, chợt nhớ cái gì thì viết cái đó thôi, không hề có mục đích trước, hay bí mật gì gì hết.


- Xin cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Lập!

Hàm Đan (thực hiện)




Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009

BỤI, XE MỜ BÓNG PHỐ…:MỘT CÁCH NHÌN CŨ VỀ HÀ NỘI!




Bụi, xe mờ bóng phố… là tên triển lãm sắp đặt của họa sĩ Bằng Nhật Linh tại Trung tâm nghệ thuật Việt 42 Yết Kiêu (HN). Bằng một cái nhìn của thế hệ 8X, Bằng Nhật Linh bày tỏ hai thái độ ngược chiều nhưng hợp logic: yêu mến HN trong quá khứ và “những trải nghiệm không dễ chịu với HN mới”.

HN cũng như những đô thị hiện đại khác ở VN đang chuyển mình từng ngày. Sự xung đột giữa cái cũ và mới không chỉ ở bề mặt vật chất mà cả ở những giá trị tinh thần, lối nghĩ. Bằng những cách thức của nghệ thuật sắp đặt hiện đại, Bằng Nhật Linh cố gắng thể hiện những xung đột, những bế tắc của HN nói riêng và đô thị VN nói chung. Nhưng hơi đáng tiếc, cụm tác phẩm của Bằng Nhật Linh chưa thật sự có chất lượng đều tay; có lẽ bản thân các tác phẩm này cũng thể hiện sự bế tắc tạm thời trong cách biểu đạt của nghệ thuật đương đại như những vấn đề mà tác phẩm sắp đặt phản ánh.

SỰ HỖN ĐỘN CỦA ĐÔ THỊ

Ngoài hai bức tranh trừu tượng Phố đêm 1, 2 và năm tác phẩm sắp đặt lấy những điều quen thuộc ở đô thị làm đề tài. Đập vào mắt người xem khi bước vào không gian triển lãm Bụi, xe mờ bóng phố… là tác phẩm sắp đặt số 1 Hà Nội bao gồm gần 100 tháp rùa – một biểu tượng của HN, bằng thạch cao đặt trong một giá gỗ lớn chia từng khung nhỏ. Người đến xem triển lãm có thể thỏa sức vẽ lên tháp rùa để thể hiện bất cứ một ý tưởng nào đó. Tính chất nghệ thuật cộng đồng khi người xem đồng sáng tác với người nghệ sĩ là mục đích của bất cứ triển lãm sắp đặt nào. Sự tương tác hai chiều này làm tăng thêm thông điệp mà Bằng Nhật Linh muốn chuyển tải: “bộ mặt của thành phố được tạo ra và phụ thuộc vào việc mỗi người trong chúng ta ứng xử thế nào với một phần nhỏ của thành phố mà ta đang có”.

Tác phẩm sắp đặt thứ 2 mang tên Phía trên là bầu trời gây được sự chú ý nhất. Tác giả dùng một tấm xốp lớn có chức năng như một “giá vẽ” một mặt xử lí để chúng giống như một bức tường xám đang lở lói theo thời gian; mặt bên kia vẽ bầu trời trong xanh có nhiều đám mây trắng; ở giữa đục tấm xốp rỗng đặt một chiếc Honda cup và cắt khéo léo hình một người phía trên. Ý tưởng của tác giả rất khó nắm bắt nhưng chỉ cần chú ý đến cái tên của tác phẩm là ta có thể lần tìm những chuỗi ý tưởng xoắn lại với nhau. Nếu mặt bên kia của tác phẩm tượng trưng cho cuộc sống mưu sinh mà ta đang mắc kẹt (tác giả lấy ý tưởng từ tình huống… tắc đường!) trong cuộc sống hàng ngày; mặt bên kia là bầu trời trong xanh như một giấc mơ của thanh sạch mà con người thường mong được thoát ly trong tinh thần của chủ nghĩa lãng mạn. Và con người mặc kẹt ở giữa hai trạng thái với chiếc Honda – một biểu trưng của sự lên ngôi của chủ nghĩa vật chất; con người dần đánh mất mình giống như một khuôn hình rỗng trong tác phẩm.

Tạm rời khỏi khung cảnh đô thị hiện đại, Bằng Nhật Linh đưa chúng ta về một không gian của quá khứ ở HN: một gian phòng thời bao cấp. Tác phẩm Bước qua thềm nhà là một gian phòng với những vật dụng thường thấy: cửa gỗ theo lối quê, giường bằng sắt và những ống nước, dây rợ bảng điện cũ kĩ. Không gian chật chội, đầy bụi và ánh sáng rất yếu là một các biểu hiện hoàn hảo về khung cảnh thời quá khứ nhưng quan trọng hơn đã tái hiện được cách sinh hoạt nghèo nàn, đói khổ của một thời mà đối với nhiều người trẻ chỉ có trong… chuyện cổ tích.

Tác phẩm sắp đặt số 4 Phố lại câu chuyện rất thời sự về HN ngày hôm nay. Bằng kỹ thuật chụp ảnh kỹ thuật thuật số, cắt ghép rồi in lên trên chất liệu ni lông rồi xếp chúng thành một vòng tròn. Mỗi dải băng dài là một hình đoàn người chen chúc nhau xung quanh bên cạnh những tòa nhà cao tầng. Khuôn mặt từng người trong dòng người không hề rõ ràng. Có thể là bất cứ ai đến xem triển lãm đều có thể từng bị chụp… “lén”. Nhưng ý tưởng của Bằng Nhật Linh lại là hoài niệm: “những con phố cũ của HN chỉ còm trong ký ức của mọi người”.

Tác phẩm sắp đặt cuối cùng Đô thị là hàng chục bếp lò được sắp đặt theo hình một chiếc đồng hồ cát. Những bếp lò được vài ba thế hệ người dân HN sử dụng, cho đến nay chúng vẫn còn nhan nhản bên các quán cóc vỉa hè. Bằng một vật biểu trưng, Bằng Nhật Linh đưa ra nỗi băn khoăn của mình: “Không hiểu sao tôi thấy mỗi đô thị, cũng chẳng khác cái bếp lò, sáng bóng, nhẵn nhụi lúc mới đầu, nhưng nhanh chóng nhếch nhác”.

CÁCH BIỂU ĐẠT BẾ TẮC

Với nghệ thuật, những đề tài không khác nhau quá nhiều. Những đề tài của nghệ thuật đô thị cũng chính là vấn đề khó khăn trong lòng đô thị đang cần giải quyết như giao thông, môi trường, lối sống của thị dân… Vấn đề của nghệ thuật là tìm những hình thức nào để biểu đạt hoàn hảo những đề tài đang trở thành tiêu điểm bức xúc của người dân đô thị.

Trong năm tác phẩm của triển lãm, Phía trên là bầu trời là tác phẩm đa nghĩa nhất, có sức gợi với người xem; bản thân vấn đề mà tác phẩm đặt ra hết sức đúng đắn và cấp thiết: nhân cách con người trong thời buổi vật chất đang được tôn thờ. Cách biểu đạt khá độc đáo khi trong một không gian nhỏ hẹp tích hợp được nghệ thuật sắp đặt và cả dấu vết tác phẩm của họa sĩ siêu thực người Bỉ René Magritte (1898 - 1967).

Bản thân cách biểu đạt của Bằng Nhật Linh cũng không nhất quán, nó vừa là là một cuộc triển lãm của hội họa ngoài giá vẽ và hội họa trong giá vẽ. Các tác phẩm của khác của bằng Nhật Linh thể hiện sự ngây thơ chất phác (naive) trong cách biểu đạt. Ví dụ như tác phẩm Hà Nội, việc tô tượng thạch cao là sự lặp lại ở các triển lãm nghệ thuật cộng đồng trước đó không lâu. Có thể nói chính sự ngây thơ trong cách biểu đạt làm giảm đi đáng kể tính ẩn dụ, ước lệ, những điểm mờ của nghệ thuật và nó cũng làm những thông điệp về nhân sinh về đô thị bớt đi ý nghĩa mà đáng lẽ ra cần phải có nhiều hơn.

Và từ những điều này mới nhận ra, những cách biểu đạt khác lạ và độc đáo chính là động lực giúp nghệ thuật sắp đặt phát triển còn không nó sẽ rơi vào bế tăc, sự lặp lại trong tác phẩm của những nghệ sĩ khác nhau. Nó cũng giống như những vấn đề đang “nóng” của đô thị: cần tìm những giải pháp khác chứ không thể trông chờ ở những cách làm cũ.

Hàm Đan

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2009

TỪ CHUYỆN TRẠNG ĐẾN CẬN VĂN HỌC



(Draft)
Với người dân khu bốn cũ, nói đến danh từ “chuyện trạng” ai cũng biết đến. “Chuyện trạng” thường dùng một cách chung nhất để chỉ việc những chuyện bông đùa cho vui. Những câu “chuyện trạng” thường không giới hạn các đề tài: có thể chuyện đời nay, đời xưa, chuyện người, chuyện ma, thậm chí những chuyện có đề tài taboo như chuyện về tình dục, chuyện về những người thống trị…; thông thường nó gói gọn trong một xã, một làng; càng ngày khi mà giao thông giao thương phát triển “chuyện trạng” đôi khi được người dân cả huyện cả tỉnh nói đến. Không gian cho “chuyện trạng” không giới hạn trừ những không thời gian thiêng liêng. Chẳng hạn, trong một đám giỗ, khi ăn giỗ người ta có thể kể “chuyện trạng” nhưng khi hành lễ thì tuyệt đối không. Người kể “chuyện trạng” (thường được gọi là ông hay bà trạng) có thể là bất cứ ai khi đã trưởng thành; đó có thể là một người có học hoặc vô học, giàu hoặc nghèo… miễn là anh ta có khả năng kể chuyện hấp dân lôi cuốn người nghe. Người nghe những câu chuyện trạng cũng có thể là bất cứ ai, khi tham gia vào việc tiếp nhận câu chuyện họ chỉ có tư cách duy nhất là nguời thưởng thức câu chuyện và có quyền bình luận.

Nói rông dài nhưng cũng chưa đầy đủ chuyện trạng là để so sánh với những entry trong blog Quê choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập nay đã xuất bản dưới nhan đề “Ký ức vụn”. Về cơ bản, những entry của blog Quê choa thực sự là những chuyện trạng, chỉ có điều nó đã thay đổi không thời gian, cách thức những người thưởng thức tham gia bàn luận. Nhưng xét cơ bản, chuyện trạng thuộc về diễn ngôn của tầng lớp bình dân, những người bị trị không có quyền hành, không có nhiều tiền nên đôi khi một số truyện mang tiếng cười của sự thông minh, tài trí để đả kích, chơi xỏ những kẻ có quyền lực có tiền hoặc những tật xấu của nhân vật nào đó như những truyện về anh cu Hó, nhạc sĩ Phạm Tinh Túy…

Nhưng “Ký ức vụn” không chỉ có những chuyện trạng và bông đùa. Nó có những câu chuyện khiến ai đọc cũng cảm động như Ký ức năm hào, Nụ hôn đầu, Những giao thừa thương nhớ, Thằng sứt môi… Tiếng cười thì ít mà nói về thân phận con người trong những số phận, hoàn cảnh bất hạnh thì nhiều. Bên cạnh đó, còn có những chân dung bạn văn. Vấn đề đặt ra là không nên xem chúng như giai thoại (có thể đúng hoặc sai) hơn là những bút kí chân dung theo kiểu ghi chép “người thật việc thật”. Cho nên, việc ai đó phản ứng với entry bạn văn là điều dễ hiểu song tại sao người đó không nghĩ rằng những entry bạn văn ấy thực chất giống như những bức hí họa của họa sĩ Còm. Vẫn là khuôn mặt VIP nhưng chỉ có điều không giống soi gương mà phóng đại chỗ này, tối giản chỗ kia để cho vui chứ không hề có ác ý bôi nhọ.

Chính vì sự phức tạp trong các đề tài, thể loại, tính chất, mục đích của entry cho nên có lẽ nên dùng một thuật ngữ khoa học để gọi các entry trong “Ký ức vụn” là những tác phẩm cận văn học (paraliterature). Mục đích cận văn học là viết cho nhiều người đọc, để giải trí hơn là tìm kiếm những giá trị thẩm mĩ. Viết cho nhiều người đọc không phải là thấp kém mà điều cần thiết trong xã hội dân chủ khi nhưng nhu cầu về văn chương ngày càng đa dạng.

Chính vì đi theo con đường này nên có thể dễ dàng nhận thấy một vài thủ pháp nghệ thuật của tác giả. Nhìn ở khía cạnh ngôn ngữ, thủ pháp lạ hóa nằm ở việc dùng nhiều phương ngữ. Mục đích của chúng mang tính chất hô ứng cho nhịp điệu của câu văn, giúp câu văn mang tính chất đối thoại hơn là lời độc thoại của tác giả. Người đọc có thể không hiểu những phương ngữ nhưng vì phương ngữ không dùng ở những đoạn văn mang tính chất diễn biến câu chuyện nên người ta vẫn có thể hiểu toàn bộ câu chuyện.

Tác giả sử dụng nhiều mệnh đề tỉnh lược giúp cho câu văn ngắn đi. Đôi khi những câu kể vô nhân xưng hoặc nếu dùng đại từ nhân xưng thì dùng từ “mình” mang tính thân mật chứ không dùng từ “tôi”. Tất cả những điều này rút ngắn khoảng cách giữa người viết và người đọc tạo ra sự đối thoại, rút ngắn khoảng cách văn bản giữa tác giả và người đọc tạo ra sự gần gũi như một “chiếu rượu vui” (chữ của nhà văn Nguyễn Quang Lập).


Nếu so sánh chúng ta thấy, Ký ức vụn về thực chất là một tác phẩm fiction nhưng khác với những tác phẩm fiction khác khi mượn giọng điệu, ngôn ngữ của non-fiction. Vì thế việc blog Quê choa thu hút lượng người đọc, comment khổng lồ hoàn toàn không hề khó hiểu. Người trẻ đọc để biết thêm những chuyện thời chiến, thời bao cấp; người ngoài văn chương muốn biết thêm những chân dung về những khía cạnh khác của nhà văn… những điều thường bị che dấu một cách thiếu dân chủ. Nhà văn Nguyễn Quang lập một ông trạng thời @ đã biết cách khiến cho những câu chuyện bình thường hay bất bình thường trở nên hấp dẫn người đọc một cách lạ lùng.

Hàm Đan

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009

NHẠC SĨ GIÁNG SON: "DÒNG NHẠC DÂN GIAN ĐƯƠNG ĐẠI SẼ "HOT" TRỞ LẠI"


Chỉ trong vòng hơn 5 năm, dòng nhạc “dân gian đương đại” là điểm nhấn về nghệ thuật hiếm hoi của âm nhạc Việt Nam.

Ca khúc “Bên bờ ao nhà mình” của nhạc sĩ Lê Minh Sơn đã mở đầu cho dòng nhạc “dân gian đương đại”. Tiếp nối nhạc sĩ Lê Minh Sơn, một số nhạc sĩ trẻ như Nguyễn Vĩnh Tiến, Giáng Son, Lê Cát Trọng Lý, Bảo Lan, Lưu Hà An... cũng trình làng những ca khúc theo phong cách “dân gian đương đại” được đông đảo người nghe nhạc biết đến. Với tư cách của người trong cuộc, nhạc sĩ Giáng Son đã nhìn lại và dự đoán hướng đi trong tương lai của dòng nhạc “dân gian đương đại”.

DÂN GIAN ĐƯƠNG ĐẠI LÀ MỘT PHẦN CỦA VPOP!

Xin chị hãy thử định nghĩa dòng nhạc “dân gian đương đại” mà người ta vẫn thường dùng trên báo chí; hoặc chí ít cũng là quan niệm của riêng chị về trào lưu này?

Nhạc sĩ Giáng Son: Theo ý kiến của cá nhân tôi, dòng nhạc dân gian đương đại là những tác phẩm âm nhạc có sử dụng nhiều hoặc ít những thang âm, màu sắc đặc trưng của dân ca, quan họ các miền nhưng vẫn dễ dàng nhận thấy hơi thở, kỹ thuật của âm nhạc đương đại bây giờ.

Chị có thể lý giải vì sao dòng nhạc “dân gian đương đại” được khơi mào từ nhạc phẩm của nhạc sĩ Lê Minh Sơn lại được khán giả phản ứng thích cực, nhất là khán giả trẻ?

Có thể nói, trước các ca khúc của nhạc sĩ Lê Minh Sơn thì các nhạc sĩ đàn anh đã có rất nhiều các tác phẩm mang tính dân gian rồi và cũng đã rất thành công ở thế hệ của họ. Nhưng các ca khúc của nhạc sĩ Lê Minh Sơn đã có được một nét mới khiến cuốn hút được các bạn trẻ bây giờ đó là chất nhạc nhẹ trong các ca khúc “dân gian đương đại”. Điều đó khiến các bạn trẻ cảm thấy gần gũi với đời sống và con người của chính mình hơn nên yêu thích là điều tất nhiên.

Có một thực tế là độ “hot” của dòng nhạc “dân gian đương đại” đã giảm sút. Nguyên nhân là từ các bài hát không còn chất lượng như trước hay là khán giả đã “no nê” với dòng nhạc này, thưa chị?

Tôi nghĩ cả hai nhận định trên đều không đúng. Nền ca nhạc VN luôn thiếu những ca khúc hay. Có thể nói hiện nay độ “hot” giảm vì có thể các tác giả đình đám nhất trong dòng “dân gian đương đại” gần như đã đưa ra những bài hát tâm huyết, “đỉnh” nhất của mình. Vậy nên, thời gian này họ cần nạp lại “năng lượng” để sáng tác tiếp và chúng ta cũng nên chờ những nhạc sĩ trẻ tài năng kịp chín để cho ra đời những tác phẩm hay. Lúc đó, dòng nhạc “dân gian đương đại” sẽ “hot” trở lại thôi. Còn về phần khán giả, tôi tin họ sẽ luôn yêu những ca khúc hay của dòng nhạc này.

Ngoài nhạc sĩ Lê Minh Sơn, Ngọc Đại là hai nhạc sĩ đã tuyên bố và vẫn đang theo đuổi dòng nhạc “dân gian đương đại” bằng các dự án âm nhạc. Liệu dòng “dân gian đương đại” có lặp lại vết xe đổ của các dự án âm nhạc Vpop hiện nay là tính “ăn xổi” và thiếu chuyên nghiệp?

Tôi khẳng định lại, dân gian đương đại là một phần của Vpop! Nhưng những nhạc sĩ viết dòng này tôi thấy rất có trách nhiệm với những tác phẩm của mình và các khán giả yêu thích nó cũng phải là những khán giả có thẩm mỹ. Thế nên, tôi cho rằng tính “ăn xổi” không hề có ở trong dòng nhạc “dân gian đương đại”. Còn sự thiếu chuyên nghiệp thì nó điểm chung của ngành giải trí nước nhà rồi. Theo tôi, tất cả phải có thời gian để thay đổi! Không đốt cháy giai đoạn được!

KHÓ DỨT KHỎI "DÂN GIAN ĐƯƠNG ĐẠI"

Nếu nhắc đến các ca khúc hay của dòng nhạc “dân gian đương đại”, thật khó mà quên bài hát “Giấc mơ trưa” của chị. Chị có thể chia sẻ được hoàn cảnh ra đời của ca khúc này được không ạ? Sự tìm về chất liệu dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ trong ca khúc này phải chăng là từ vô thức hay là sự lựa chọn mang tính chủ ý hữu thức?

Tôi sáng tác bài hát “Giấc mơ trưa” trong đêm mùng 4 Tết năm 2004. Khi đó, trong đầu tôi chỉ có những thang âm của đồng bằng Bắc Bộ như đã quá ngấm rồi. Nhưng giai điệu đó chỉ là phảng phất màu sắc dân gian chút ít thôi và tôi vẫn làm chủ được lý trí của mình.

Sau thành công của ca khúc “Giấc mơ trưa”, bản thân chị vẫn có ý định muốn gắn bó với dòng nhạc “dân gian đương đại” nữa hay không?

Tất nhiên, tôi vẫn tiếp tục gắn bó với dòng nhạc này. Thật khó để dứt được dòng nhạc “dân gian đương đại”. Một dòng nhạc vừa cảm thấy quen thuộc vừa cảm thấy lạ lẫm! Nhạc sĩ phải có bản lĩnh để vẫn là chính mình, không để sao chép một cách nguyên si những giai điệu dân gian vốn đã quá đẹp.

ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ KHIẾN KHÁN GIẢ TRẺ QUAN TÂM

Nhiều nhạc sĩ đang thử sức với dòng “dân gian đương đại” nhưng phải chăng có một số người lại tìm cách sáng tác theo phong trào chỉ vì trào lưu này đang “hot” hiện nay?

Tôi chẳng hề nghĩ như vậy! Đối với các nhạc sĩ thì thử sức ở nhiều phong cách khác nhau cũng là điều đáng làm và khám phá thêm về khả năng sáng tác của mình.

Dòng nhạc “dân gian đương đại” có nên chỉ dựa vào các chương trình truyền hình nhà nước như “Bài hát Việt” mà không tìm cách RP rộng rãi hơn, thậm chí có thể RP ra nước ngoài?

Nếu không có chương trình “Bài hát Việt” thì tràn ngập một sân khấu ca nhạc hiện nay toàn là ca khúc mang hơi hướng nhạc Hoa! Chúng ta toàn nói chuyện quá xa vời trong khi ca khúc Việt còn bao nhiêu vấn đề cần làm. Nhạc sĩ nào cũng có khát khao đưa âm nhạc của mình ra nước ngoài. Nhưng một vài người thì chỉ như muối bỏ bể. Phải có chiến lược, một đội ngũ đông đảo tài năng, chưa tính đến điều kiện về kinh tế. Thế nên tôi nghĩ thời điểm này chúng ta vẫn chưa làm gì được nhiều để đưa ca khúc Việt nói chung và dân gian đương đại nói riêng ra nước ngoài.

Sau hơn 5 năm nhìn lại, theo chị điều mà dòng “dân gian đương đại” đã làm được là gì ạ?

Điều làm được lớn nhất của dòng nhạc “dân gian đương đại” là làm các khán giả trẻ quan tâm và yêu thích các làn điệu dân gian, quan họ hơn. Điều đó cũng làm họ yêu quê hương, đất nước của mình hơn. Và ca khúc dân gian đương đại đã thực sự có mặt trong cuộc sống của các khán giả trẻ.

Hàm Đan thực hiện

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2009

THIRTEEN WAYS OF LOOKING AT A BLACKBIRD


THIRTEEN WAYS OF LOOKING AT A BLACKBIRD

Wallace Stevens


I

Among twenty snowy mountains,

The only moving thing

Was the eye of the blackbird.

II

I was of three minds,

Like a tree

In which there are three blackbirds.

III

The blackbird whirled in the autumn winds.

It was a small part of the pantomime.

IV

A man and a woman

Are one.

A man and a woman and a blackbird

Are one.

V

I do not know which to prefer,

The beauty of inflections

Or the beauty of innuendoes,

The blackbird whistling

Or just after.

VI

Icicles filled the long window

With barbaric glass.

The shadow of the blackbird

Crossed it, to and fro.

The mood

Traced in the shadow

An indecipherable cause.

VII

O thin men of Haddam,

Why do you imagine golden birds?

Do you not see how the blackbird

Walks around the feet

Of the women about you?

VIII

I know noble accents

And lucid, inescapable rhythms;

But I know, too,

That the blackbird is involved

In what I know.

IX

When the blackbird flew out of sight,

It marked the edge

Of one of many circles.

X

At the sight of blackbirds

Flying in a green light,

Even the bawds of euphony

Would cry out sharply.

XI

He rode over Connecticut

In a glass coach.

Once, a fear pierced him,

In that he mistook

The shadow of his equipage

For blackbirds.

XII

The river is moving.

The blackbird must be flying.

XIII

It was evening all afternoon.

It was snowing

And it was going to snow.

The blackbird sat

In the cedar-limbs.

1917 (năm viết bài thơ)


1923, 1931 (năm xuất bản bài thơ)

From Collected Poems of Wallace Stevens by Wallace Stevens. Copyright © 1954 by Wallace Stevens. Used by permission of Alfred A. Knopf, Inc.






MƯỜI BA LỐI NHÌN MỘT CON CHIM SÁO



I

Giữa hai mươi núi tuyết

Vật duy nhất động đậy

Là mắt con chim sáo

II

Tôi có ba ký ức

Giống như cây

Có ba con chim sáo

III

Chim sáo nhào bay trong gió thu

Nó là một phần nhỏ của vở kịch câm

IV

Người đàn ông và người đàn bà

Là một.

Người đàn ông và người đàn bà với con chim sáo

Là một.

V

Tôi chẳng biết thích gì hơn nữa

Vẻ đẹp của những chuyển điệu

Hay vẻ đẹp của lời bóng gió

Con chim sáo hót

Và ngay sau đó

VI

Những nhũ băng lấp kín cửa sổ dài

Cũng như thủy tinh man dại

Hình bóng con chim sáo

Cắt ngang, qua lại

Tâm trạng

Dõi theo bóng chim

Không thể giải đoán được một căn nguyên.

VII

Hỡi những người đàn ông mảnh khảnh ở Haddam

Sao lại hình dung đến những con chim vàng?

Chẳng lẽ các người không thấy chim sáo

Đang bước quanh chân

Đám đàn bà quay các người?

VIII

Tôi biết những giọng cao sang

Và những nhịp điệu trong sáng, không thể tránh.

Nhưng tôi cũng biết

Chim sáo chẳng dính dáng đến

Điều tôi biết

IX

Khi chim sáo bay ra ngoài tầm mắt

Nó đánh dấu đường viền

Của một trong nhiều vòng tròn

X

Thấy đàn sáo bay

Trong màu xanh lá cây

Ngay lúc ấy những lời lẽ êm tai của bọn trùm nhà thổ

Cũng reo lên thoải mái.

XI

Hắn lao qua Connecticut

Trên một cỗ xe thủy tinh

Có một lần, nỗi sợ xuyên qua hắn,

Lúc hắn nhìn lầm

Bóng của cỗ xe

Thành đàn chim sáo.

XII

Dòng sông giờ trôi chảy.

Chắc hẳn chim sáo đang bay.

XIII

Trời hoàng hôn suốt buổi chiều.

Tuyết đang rơi

Và tuyết sẽ còn rơi.

Chim sáo đậu

Trong vòm cây tuyết tùng.

1917


1923, 1931

HÀM ĐAN dịch

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2009

VƯƠNG GIA VỆ: NGƯỜI TÌM KIẾM SỰ LÃNG MẠN THUẦN KHIẾT

(Phải mở mấy cái ngoặc này để nói việc đây là bài viết được một tờ báo đặt. Rất không hài lòng bài viết này vì dung lượng kh cho phép dài và kh được phép viết theo kiểu studies mà phải viết kiểu article. Đành chấp nhận. Nhưng sẽ viết về Vương Gia Vệ đầy đủ, nghiêm túc hơn ở lần khác)
Điện ảnh Hong Kong vẫn chuyện trị các đề tài mang tính giải trí cao. Nhờ đó, vùng lãnh thổ này trở thành một trung tâm điện ảnh quan trọng của thế giới. Nhưng nhắc đến điện ảnh Hong Kong trước thập niên 90, người ta vẫn dành cho nó những cái bĩu môi với lời nhận xét đúng nhưng không mấy thiện cảm: “Phim mì ăn liền ấy mà!”. Định kiến trên chỉ thay đổi khi có sự xuất hiện một loạt bộ phim nghệ thuật của đạo diễn Vương Gia Vệ.
ĐẾN NGƯỜI PHÁP CŨNG SAY MÊ
Phim của Vương Gia Vệ chủ yếu đi tranh giải tại LHP Cannes – nơi đặt những tiêu chí nghệ thuật lên hàng đầu. Cũng ở LHP này, khán giả đều thuộc hạng sành sỏi và khó tính trong việc thưởng thức điện ảnh. Chinh phục được họ là việc cực khó với bất cứ một đạo diễn nào nhưng với Vương Gia Vệ điều này còn khó hơn khi mỗi bộ phim của ông đều đậm chất lãng mạn - vốn là đặc sản của người Pháp.
Ông tạo ra sự lãng mạn khi trở về thời đại những năm 60 bằng ba bộ phim có mối quan hệ hữu cơ với nhau: Days of being wild (A Phi chính truyện) năm 1990, In the mood for love (Tâm trạng khi yêu) năm 2000 và 2046 năm 2004. Tính lãng mạn thể hiện trong các đề tài về tình yêu khởi đầu rất đẹp nhưng bất thành, sự mất phương hướng trong cuộc sống của những người trẻ tuổi thông qua một hành trình dài về ký ức của các nhân vật như Húc Tử, nhà báo Châu, Tô Lệ Trân... Cũng có lần, ông đi tìm tính lãng mạn trong những anh hùng kiếm hiệp của Kim Dung trong Ashes of Time (Đông tà tây độc) năm 1994. Những nhân vật võ lâm bề ngoài hết sức khinh bạc nhưng bên trong nội tâm đầy giông bão với mối tình éo le tay ba hoặc về quê hương như lời thoại của nhân vật Hoàng Dược Sư: “Tôi muốn trở về nhà. Ở quê nhà tôi, mùa này, hoa đào nở đẹp lắm”. Tính lãng mạn trong các bộ phim của Vương Gia Vệ cũng tìm đến bối cảnh đương đại qua các bộ phim Chungking express (Trùng Khánh sâm lâm) năm 1994, Fallen Angels (Thiên thần gãy cánh) năm 1995, Happy together (Xuân quang xạ tiết) năm 1997, My blueberry nights năm 2006. Những câu chuyện tình cảm diễn ra ở đô thị náo nhiệt, chỉ trầm lắng về ban đêm khi các nhân vật quên đi cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
Với những bộ phim lấy bối cảnh ở thời quá khứ, ông chọn những môi trường đã mất đi như những chung cư tập thể chật chội đã không còn ở Hong Kong. Cùng với khung cảnh là những con người với lối nghĩ và hành động theo truyền thống Á đông chưa bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây. Vì thế, trong phim Tâm trạng khi yêu khi nhà báo Châu và Tô Lệ Trân bị chính vợ chồng mình phản bội, họ cũng không dám trở thành cặp tình nhân vì sợ dư luận xã hội lên án. Tính lãng mạn thuần khiết đã khiến nhà báo Châu lý tưởng hóa Tô Lệ Trân để sau này ở phim 2046 anh không thể dứt bỏ quá khứ để có thể gắn bó lâu dài với bất kì người phụ nữ nào khác.
Photobucket
Với cảm xúc lãng mạn, Vương Gia Vệ cho chúng hồi sinh ở những bộ phim lấy bối cảnh đương đại. Trong Trùng Khánh sâm lâm, đô thị hiện đai đầy những tòa nhà chọc trời như ở một khu rừng, những con người chen chúc giành giật sự sống vẫn có chỗ cho sự lãng mạn. Nhân vật người đàn bà đội tóc giả màu vàng vốn là một kẻ buôn bán heroin đã nhắn tin chúc mừng sinh nhật anh cảnh sát Hà Chí Vũ chỉ vì anh đã đưa cô về khách sạn trong tình trạng say xỉn rồi sau đó bỏ đi vào trời sáng mà không tìm cách lợi dụng.
Tính lãng mạn thuần khiết còn được Vương Gia Vệ dự phóng ở tương lai qua cuốn tiểu thuyết của nhà văn Châu trong phim 2046. Vào năm 2046, khoa học kỹ thuật ngự trị tuyệt đối và con người trở nên cô đơn hơn bao giờ hết. Một anh thanh niên Nhật yêu một cô người máy phục vụ chuyện chăn gối dù trước đó đã được cảnh báo không được phải lòng người máy.
Thành công của Vương Gia Vệ không phải ngẫu nhiên mà có. Trước hết, ông làm việc ở Hong Kong - một môi trường sống tự do không còn bận tâm với việc dùng nghệ thuật tác động vào chính trị như ở Trung Quốc đại lục. Các bộ phim nổi tiếng như Bá vương biệt cơ của Trần Khải Ca, Anh hùng của Trương Nghệ Mưu… vẫn luẩn quẩn ở việc ngầm “tải đạo” như lời phát biểu của Trần Khải Ca: “Những thứ chúng ta định làm phim nhất định phải có liên quan tới những suy nghĩ của chúng ta về dân tộc, về đời người” (trích cuốn Đối thoại với Trần Khải Ca của Lý Nhĩ Uy). Vương Gia Vệ tập trung làm những bộ phim nói về những câu chuyện của cá nhân riêng lẻ không chịu tác động của xã hội mà chỉ chịu chi phối của nội tâm. Trong suốt thập niên 70 và 80, điện ảnh Hong Kong chỉ làm những phim mang tính giải trí nhưng chính điều này đã tạo ra tính chuyên nghiệp trong điện ảnh khi tích lũy được vốn, đội ngũ làm phim và diễn viên thạo nghề. Từ cái nền chuyên nghiệp, Vương Gia Vệ thỏa sức đưa các thủ pháp làm mới điện ảnh. Yếu tố cuối cùng cho sự thành công của Vương Gia Vệ tất nhiên là tài năng cá nhân của chính ông. Một người sành sỏi không chỉ điện ảnh mà còn cả văn học, âm nhạc, mỹ thuật.
Thành công của Vương Gia vệ không chỉ dừng ở việc giành giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất LHP Cannes với bộ phim đồng tính nam Happy together mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Nhắc đến Vương Gia Vệ là nhắc đến một dòng phim nghệ thuật mang tinh thần lãng mạn thuần khiết đến mức người Pháp cũng say mê. Mỗi lần phim của ông dự giải tại Cannes lại một lần khiến người ta trầm trồ tán thưởng, thậm chí poster phim sau vài phút trưng bày… không cánh mà bay.
CÁCH LÀM PHIM “ĐIÊN KHÙNG”
Cách làm phim của Vương Gia Vệ rất khác người đến mức bị cho là hơi… “điên khùng”. Đầu tiên, ông làm phim không có kịch bản. Thường là vừa làm vừa viết kịch bản; như phim Happy together trước khi lên đường quay ở Argentina trong đầu ông mới chỉ có ý tưởng là câu chuyện của hai người đàn ông. Tên hai nhân vật chính là Lê Diệu Huy và Hà Bảo Vinh vốn là tên là hai trợ lý của nhà quay phim người Úc Christopher Doyle. Làm phim không có kịch bản khiến nhiều cảnh phim vừa quay đi quay lại khiến đoàn làm phim rất mệt mỏi. Nhưng điều này tạo ra những bước phát triển cho mang tính vô thức tạo ra nhiều sự độc sáng cho câu chuyện trong phim khi không quá cứng nhắc đi theo kịch bản vạch sẵn. Thông thường các bộ phim của ông chỉ kết thúc đúng vào ngày chuẩn dự giải hoặc khi… hết tiền.
Thủ pháp tượng trưng luôn trở đi trở lại trong các phim của Vương Gia Vệ một cách nhất quán và nhuần nhuyễn. Vì thế, phim của ông rất ít thoại mà chủ yếu dùng âm nhạc cộng với diễn xuất hình thể của diễn viên để miêu tả nội tâm của họ. Trong phim Tâm trạng khi yêu, Vương Gia Vệ sử dụng các bài hát tiếng Tây Ban Nha lãng mạn được trình bày bởi Nat King Cole thịnh hành những năm 60. Ngoài ra, ông sử dụng bối cảnh Angkor Wat ở cuối phim để tượng trưng cho tình yêu tình yêu đã tan vỡ. Sự tượng trưng còn được thể hiện qua những tông màu, góc máy trong các bộ phim. Người quay phim chính cho hầu hết các bộ phim của Vương Gia Vệ là Christopher Doyle. Trong phim Happy together, những cảnh khung hình rung tạo ra sự bất an trong nội tâm diễn viên một cách hoàn hảo.
Đặc điểm khác trong phim Vương Gia Vệ là tính trích dẫn. Các bộ phim sau của ông thường dùng các nhân vật, địa điểm từ các bộ phim trước trở thành ký ức cho các nhân vật cho bộ phim sau. Trong phim 2046, người bạn trai được ví là “loài chim không chân” được Lu Lu yêu suốt đời chính là Húc Tử - nhân vật chính trong A Phi chính truyện. Không khó để nhận ra ảnh hưởng của nhà văn vĩ đại M. Proust trong cốt truyện của Vương Gia Vệ. Để tìm về sự lãng mạn tạo ra phong cách của mình cũng đồng thời khởi nguồn của việc “đi tìm thời gian đã mất”. Ông còn sử dụng các đoạn phim tài liệu có thật ngoài đời nhằm ghép nối cho những sự kiện hư cấu trong phim như cảnh chuyến thăm Campuchia của tổng thống Pháp C. De Gaulle trong phim Tâm trạng khi yêu.

Photobucket
Những thủ pháp tân kì này dĩ nhiên không phải ai cũng thích. Nhưng tất cả đều đồng ý rằng Vương Gia Vệ là một bậc thầy về dòng phim nghệ thuật trên thế giới hiện nay. Một mình ông ít nhiều đã làm đổi cách nhìn về điện ảnh Hong Kong và cả châu Á.
Hàm Đan
VƯƠNG GIA VỆ: NGƯỜI TÌM KIẾM SỰ LÃNG MẠN THUẦN KHIẾT




Trần Hoàng Hoàng





Phong cách phim của Vương Gia Vệ nổi lên hai đặc điểm là tinh thần lãng mạn thuần khiết và những thủ pháp nghệ thuật cao được sử dụng nhuần nhuyễn.





Điện ảnh Hong Kong vẫn chuyện trị các đề tài mang tính giải trí cao. Nhờ đó, vùng lãnh thổ này trở thành một trung tâm điện ảnh quan trọng của thế giới. Nhưng nhắc đến điện ảnh Hong Kong trước thập niên 90, người ta vẫn dành cho nó những cái bĩu môi với lời nhận xét đúng nhưng không mấy thiện cảm: “Phim mì ăn liền ấy mà!”. Định kiến trên chỉ thay đổi khi có sự xuất hiện một loạt bộ phim nghệ thuật của đạo diễn Vương Gia Vệ.



ĐẾN NGƯỜI PHÁP CŨNG SAY MÊ



Phim của Vương Gia Vệ chủ yếu đi tranh giải tại LHP Cannes – nơi đặt những tiêu chí nghệ thuật lên hàng đầu. Cũng ở LHP này, khán giả đều thuộc hạng sành sỏi và khó tính trong việc thưởng thức điện ảnh. Chinh phục được họ là việc cực khó với bất cứ một đạo diễn nào nhưng với Vương Gia Vệ điều này còn khó hơn khi mỗi bộ phim của ông đều đậm chất lãng mạn - vốn là đặc sản của người Pháp.



Ông tạo ra sự lãng mạn khi trở về thời đại những năm 60 bằng ba bộ phim có mối quan hệ hữu cơ với nhau: Days of being wild (A Phi chính truyện) năm 1990, In the mood for love (Tâm trạng khi yêu) năm 2000 và 2046 năm 2004. Tính lãng mạn thể hiện trong các đề tài về tình yêu khởi đầu rất đẹp nhưng bất thành, sự mất phương hướng trong cuộc sống của những người trẻ tuổi thông qua một hành trình dài về ký ức của các nhân vật như Húc Tử, nhà báo Châu, Tô Lệ Trân... Cũng có lần, ông đi tìm tính lãng mạn trong những anh hùng kiếm hiệp của Kim Dung trong Ashes of Time (Đông tà tây độc) năm 1994. Những nhân vật võ lâm bề ngoài hết sức khinh bạc nhưng bên trong nội tâm đầy giông bão với mối tình éo le tay ba hoặc về quê hương như lời thoại của nhân vật Hoàng Dược Sư: “Tôi muốn trở về nhà. Ở quê nhà tôi, mùa này, hoa đào nở đẹp lắm”. Tính lãng mạn trong các bộ phim của Vương Gia Vệ cũng tìm đến bối cảnh đương đại qua các bộ phim Chungking express (Trùng Khánh sâm lâm) năm 1994, Fallen Angels (Thiên thần gãy cánh) năm 1995, Happy together (Xuân quang xạ tiết) năm 1997, My blueberry nights năm 2006. Những câu chuyện tình cảm diễn ra ở đô thị náo nhiệt, chỉ trầm lắng về ban đêm khi các nhân vật quên đi cuộc sống mưu sinh hàng ngày.



Với những bộ phim lấy bối cảnh ở thời quá khứ, ông chọn những môi trường đã mất đi như những chung cư tập thể chật chội đã không còn ở Hong Kong. Cùng với khung cảnh là những con người với lối nghĩ và hành động theo truyền thống Á đông chưa bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây. Vì thế, trong phim Tâm trạng khi yêu khi nhà báo Châu và Tô Lệ Trân bị chính vợ chồng mình phản bội, họ cũng không dám trở thành cặp tình nhân vì sợ dư luận xã hội lên án. Tính lãng mạn thuần khiết đã khiến nhà báo Châu lý tưởng hóa Tô Lệ Trân để sau này ở phim 2046 anh không thể dứt bỏ quá khứ để có thể gắn bó lâu dài với bất kì người phụ nữ nào khác.



Với cảm xúc lãng mạn, Vương Gia Vệ cho chúng hồi sinh ở những bộ phim lấy bối cảnh đương đại. Trong Trùng Khánh sâm lâm, đô thị hiện đai đầy những tòa nhà chọc trời như ở một khu rừng, những con người chen chúc giành giật sự sống vẫn có chỗ cho sự lãng mạn. Nhân vật người đàn bà đội tóc giả màu vàng vốn là một kẻ buôn bán heroin đã nhắn tin chúc mừng sinh nhật anh cảnh sát Hà Chí Vũ chỉ vì anh đã đưa cô về khách sạn trong tình trạng say xỉn rồi sau đó bỏ đi vào trời sáng mà không tìm cách lợi dụng.



Tính lãng mạn thuần khiết còn được Vương Gia Vệ dự phóng ở tương lai qua cuốn tiểu thuyết của nhà văn Châu trong phim 2046. Vào năm 2046, khoa học kỹ thuật ngự trị tuyệt đối và con người trở nên cô đơn hơn bao giờ hết. Một anh thanh niên Nhật yêu một cô người máy phục vụ chuyện chăn gối dù trước đó đã được cảnh báo không được phải lòng người máy.



Thành công của Vương Gia Vệ không phải ngẫu nhiên mà có. Trước hết, ông làm việc ở Hong Kong - một môi trường sống tự do không còn bận tâm với việc dùng nghệ thuật tác động vào chính trị như ở Trung Quốc đại lục. Các bộ phim nổi tiếng như Bá vương biệt cơ của Trần Khải Ca, Anh hùng của Trương Nghệ Mưu… vẫn luẩn quẩn ở việc ngầm “tải đạo” như lời phát biểu của Trần Khải Ca: “Những thứ chúng ta định làm phim nhất định phải có liên quan tới những suy nghĩ của chúng ta về dân tộc, về đời người” (trích cuốn Đối thoại với Trần Khải Ca của Lý Nhĩ Uy). Vương Gia Vệ tập trung làm những bộ phim nói về những câu chuyện của cá nhân riêng lẻ không chịu tác động của xã hội mà chỉ chịu chi phối của nội tâm. Trong suốt thập niên 70 và 80, điện ảnh Hong Kong chỉ làm những phim mang tính giải trí nhưng chính điều này đã tạo ra tính chuyên nghiệp trong điện ảnh khi tích lũy được vốn, đội ngũ làm phim và diễn viên thạo nghề. Từ cái nền chuyên nghiệp, Vương Gia Vệ thỏa sức đưa các thủ pháp làm mới điện ảnh. Yếu tố cuối cùng cho sự thành công của Vương Gia Vệ tất nhiên là tài năng cá nhân của chính ông. Một người sành sỏi không chỉ điện ảnh mà còn cả văn học, âm nhạc, mỹ thuật.



Thành công của Vương Gia vệ không chỉ dừng ở việc giành giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất LHP Cannes với bộ phim đồng tính nam Happy together mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Nhắc đến Vương Gia Vệ là nhắc đến một dòng phim nghệ thuật mang tinh thần lãng mạn thuần khiết đến mức người Pháp cũng say mê. Mỗi lần phim của ông dự giải tại Cannes lại một lần khiến người ta trầm trồ tán thưởng, thậm chí poster phim sau vài phút trưng bày… không cánh mà bay.



CÁCH LÀM PHIM “ĐIÊN KHÙNG”



Cách làm phim của Vương Gia Vệ rất khác người đến mức bị cho là hơi… “điên khùng”. Đầu tiên, ông làm phim không có kịch bản. Thường là vừa làm vừa viết kịch bản; như phim Happy together trước khi lên đường quay ở Argentina trong đầu ông mới chỉ có ý tưởng là câu chuyện của hai người đàn ông. Tên hai nhân vật chính là Lê Diệu Huy và Hà Bảo Vinh vốn là tên là hai trợ lý của nhà quay phim người Úc Christopher Doyle. Làm phim không có kịch bản khiến nhiều cảnh phim vừa quay đi quay lại khiến đoàn làm phim rất mệt mỏi. Nhưng điều này tạo ra những bước phát triển cho mang tính vô thức tạo ra nhiều sự độc sáng cho câu chuyện trong phim khi không quá cứng nhắc đi theo kịch bản vạch sẵn. Thông thường các bộ phim của ông chỉ kết thúc đúng vào ngày chuẩn dự giải hoặc khi… hết tiền.



Thủ pháp tượng trưng luôn trở đi trở lại trong các phim của Vương Gia Vệ một cách nhất quán và nhuần nhuyễn. Vì thế, phim của ông rất ít thoại mà chủ yếu dùng âm nhạc cộng với diễn xuất hình thể của diễn viên để miêu tả nội tâm của họ. Trong phim Tâm trạng khi yêu, Vương Gia Vệ sử dụng các bài hát tiếng Tây Ban Nha lãng mạn được trình bày bởi Nat King Cole thịnh hành những năm 60. Ngoài ra, ông sử dụng bối cảnh Angkor Wat ở cuối phim để tượng trưng cho tình yêu tình yêu đã tan vỡ. Sự tượng trưng còn được thể hiện qua những tông màu, góc máy trong các bộ phim. Người quay phim chính cho hầu hết các bộ phim của Vương Gia Vệ là Christopher Doyle. Trong phim Happy together, những cảnh khung hình rung tạo ra sự bất an trong nội tâm diễn viên một cách hoàn hảo.



Đặc điểm khác trong phim Vương Gia Vệ là tính trích dẫn. Các bộ phim sau của ông thường dùng các nhân vật, địa điểm từ các bộ phim trước trở thành ký ức cho các nhân vật cho bộ phim sau. Trong phim 2046, người bạn trai được ví là “loài chim không chân” được Lu Lu yêu suốt đời chính là Húc Tử - nhân vật chính trong A Phi chính truyện. Không khó để nhận ra ảnh hưởng của nhà văn vĩ đại M. Proust trong cốt truyện của Vương Gia Vệ. Để tìm về sự lãng mạn tạo ra phong cách của mình cũng đồng thời khởi nguồn của việc “đi tìm thời gian đã mất”. Ông còn sử dụng các đoạn phim tài liệu có thật ngoài đời nhằm ghép nối cho những sự kiện hư cấu trong phim như cảnh chuyến thăm Campuchia của tổng thống Pháp C. De Gaulle trong phim Tâm trạng khi yêu.



Những thủ pháp tân kì này dĩ nhiên không phải ai cũng thích. Nhưng tất cả đều đồng ý rằng Vương Gia Vệ là một bậc thầy về dòng phim nghệ thuật trên thế giới hiện nay. Một mình ông ít nhiều đã làm đổi cách nhìn về điện ảnh Hong Kong và cả châu Á.










VƯƠNG GIA VỆ: NGƯỜI TÌM KIẾM SỰ LÃNG MẠN THUẦN KHIẾT




Trần Hoàng Hoàng





Phong cách phim của Vương Gia Vệ nổi lên hai đặc điểm là tinh thần lãng mạn thuần khiết và những thủ pháp nghệ thuật cao được sử dụng nhuần nhuyễn.





Điện ảnh Hong Kong vẫn chuyện trị các đề tài mang tính giải trí cao. Nhờ đó, vùng lãnh thổ này trở thành một trung tâm điện ảnh quan trọng của thế giới. Nhưng nhắc đến điện ảnh Hong Kong trước thập niên 90, người ta vẫn dành cho nó những cái bĩu môi với lời nhận xét đúng nhưng không mấy thiện cảm: “Phim mì ăn liền ấy mà!”. Định kiến trên chỉ thay đổi khi có sự xuất hiện một loạt bộ phim nghệ thuật của đạo diễn Vương Gia Vệ.



ĐẾN NGƯỜI PHÁP CŨNG SAY MÊ



Phim của Vương Gia Vệ chủ yếu đi tranh giải tại LHP Cannes – nơi đặt những tiêu chí nghệ thuật lên hàng đầu. Cũng ở LHP này, khán giả đều thuộc hạng sành sỏi và khó tính trong việc thưởng thức điện ảnh. Chinh phục được họ là việc cực khó với bất cứ một đạo diễn nào nhưng với Vương Gia Vệ điều này còn khó hơn khi mỗi bộ phim của ông đều đậm chất lãng mạn - vốn là đặc sản của người Pháp.



Ông tạo ra sự lãng mạn khi trở về thời đại những năm 60 bằng ba bộ phim có mối quan hệ hữu cơ với nhau: Days of being wild (A Phi chính truyện) năm 1990, In the mood for love (Tâm trạng khi yêu) năm 2000 và 2046 năm 2004. Tính lãng mạn thể hiện trong các đề tài về tình yêu khởi đầu rất đẹp nhưng bất thành, sự mất phương hướng trong cuộc sống của những người trẻ tuổi thông qua một hành trình dài về ký ức của các nhân vật như Húc Tử, nhà báo Châu, Tô Lệ Trân... Cũng có lần, ông đi tìm tính lãng mạn trong những anh hùng kiếm hiệp của Kim Dung trong Ashes of Time (Đông tà tây độc) năm 1994. Những nhân vật võ lâm bề ngoài hết sức khinh bạc nhưng bên trong nội tâm đầy giông bão với mối tình éo le tay ba hoặc về quê hương như lời thoại của nhân vật Hoàng Dược Sư: “Tôi muốn trở về nhà. Ở quê nhà tôi, mùa này, hoa đào nở đẹp lắm”. Tính lãng mạn trong các bộ phim của Vương Gia Vệ cũng tìm đến bối cảnh đương đại qua các bộ phim Chungking express (Trùng Khánh sâm lâm) năm 1994, Fallen Angels (Thiên thần gãy cánh) năm 1995, Happy together (Xuân quang xạ tiết) năm 1997, My blueberry nights năm 2006. Những câu chuyện tình cảm diễn ra ở đô thị náo nhiệt, chỉ trầm lắng về ban đêm khi các nhân vật quên đi cuộc sống mưu sinh hàng ngày.



Với những bộ phim lấy bối cảnh ở thời quá khứ, ông chọn những môi trường đã mất đi như những chung cư tập thể chật chội đã không còn ở Hong Kong. Cùng với khung cảnh là những con người với lối nghĩ và hành động theo truyền thống Á đông chưa bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây. Vì thế, trong phim Tâm trạng khi yêu khi nhà báo Châu và Tô Lệ Trân bị chính vợ chồng mình phản bội, họ cũng không dám trở thành cặp tình nhân vì sợ dư luận xã hội lên án. Tính lãng mạn thuần khiết đã khiến nhà báo Châu lý tưởng hóa Tô Lệ Trân để sau này ở phim 2046 anh không thể dứt bỏ quá khứ để có thể gắn bó lâu dài với bất kì người phụ nữ nào khác.



Với cảm xúc lãng mạn, Vương Gia Vệ cho chúng hồi sinh ở những bộ phim lấy bối cảnh đương đại. Trong Trùng Khánh sâm lâm, đô thị hiện đai đầy những tòa nhà chọc trời như ở một khu rừng, những con người chen chúc giành giật sự sống vẫn có chỗ cho sự lãng mạn. Nhân vật người đàn bà đội tóc giả màu vàng vốn là một kẻ buôn bán heroin đã nhắn tin chúc mừng sinh nhật anh cảnh sát Hà Chí Vũ chỉ vì anh đã đưa cô về khách sạn trong tình trạng say xỉn rồi sau đó bỏ đi vào trời sáng mà không tìm cách lợi dụng.



Tính lãng mạn thuần khiết còn được Vương Gia Vệ dự phóng ở tương lai qua cuốn tiểu thuyết của nhà văn Châu trong phim 2046. Vào năm 2046, khoa học kỹ thuật ngự trị tuyệt đối và con người trở nên cô đơn hơn bao giờ hết. Một anh thanh niên Nhật yêu một cô người máy phục vụ chuyện chăn gối dù trước đó đã được cảnh báo không được phải lòng người máy.



Thành công của Vương Gia Vệ không phải ngẫu nhiên mà có. Trước hết, ông làm việc ở Hong Kong - một môi trường sống tự do không còn bận tâm với việc dùng nghệ thuật tác động vào chính trị như ở Trung Quốc đại lục. Các bộ phim nổi tiếng như Bá vương biệt cơ của Trần Khải Ca, Anh hùng của Trương Nghệ Mưu… vẫn luẩn quẩn ở việc ngầm “tải đạo” như lời phát biểu của Trần Khải Ca: “Những thứ chúng ta định làm phim nhất định phải có liên quan tới những suy nghĩ của chúng ta về dân tộc, về đời người” (trích cuốn Đối thoại với Trần Khải Ca của Lý Nhĩ Uy). Vương Gia Vệ tập trung làm những bộ phim nói về những câu chuyện của cá nhân riêng lẻ không chịu tác động của xã hội mà chỉ chịu chi phối của nội tâm. Trong suốt thập niên 70 và 80, điện ảnh Hong Kong chỉ làm những phim mang tính giải trí nhưng chính điều này đã tạo ra tính chuyên nghiệp trong điện ảnh khi tích lũy được vốn, đội ngũ làm phim và diễn viên thạo nghề. Từ cái nền chuyên nghiệp, Vương Gia Vệ thỏa sức đưa các thủ pháp làm mới điện ảnh. Yếu tố cuối cùng cho sự thành công của Vương Gia Vệ tất nhiên là tài năng cá nhân của chính ông. Một người sành sỏi không chỉ điện ảnh mà còn cả văn học, âm nhạc, mỹ thuật.



Thành công của Vương Gia vệ không chỉ dừng ở việc giành giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất LHP Cannes với bộ phim đồng tính nam Happy together mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Nhắc đến Vương Gia Vệ là nhắc đến một dòng phim nghệ thuật mang tinh thần lãng mạn thuần khiết đến mức người Pháp cũng say mê. Mỗi lần phim của ông dự giải tại Cannes lại một lần khiến người ta trầm trồ tán thưởng, thậm chí poster phim sau vài phút trưng bày… không cánh mà bay.



CÁCH LÀM PHIM “ĐIÊN KHÙNG”



Cách làm phim của Vương Gia Vệ rất khác người đến mức bị cho là hơi… “điên khùng”. Đầu tiên, ông làm phim không có kịch bản. Thường là vừa làm vừa viết kịch bản; như phim Happy together trước khi lên đường quay ở Argentina trong đầu ông mới chỉ có ý tưởng là câu chuyện của hai người đàn ông. Tên hai nhân vật chính là Lê Diệu Huy và Hà Bảo Vinh vốn là tên là hai trợ lý của nhà quay phim người Úc Christopher Doyle. Làm phim không có kịch bản khiến nhiều cảnh phim vừa quay đi quay lại khiến đoàn làm phim rất mệt mỏi. Nhưng điều này tạo ra những bước phát triển cho mang tính vô thức tạo ra nhiều sự độc sáng cho câu chuyện trong phim khi không quá cứng nhắc đi theo kịch bản vạch sẵn. Thông thường các bộ phim của ông chỉ kết thúc đúng vào ngày chuẩn dự giải hoặc khi… hết tiền.



Thủ pháp tượng trưng luôn trở đi trở lại trong các phim của Vương Gia Vệ một cách nhất quán và nhuần nhuyễn. Vì thế, phim của ông rất ít thoại mà chủ yếu dùng âm nhạc cộng với diễn xuất hình thể của diễn viên để miêu tả nội tâm của họ. Trong phim Tâm trạng khi yêu, Vương Gia Vệ sử dụng các bài hát tiếng Tây Ban Nha lãng mạn được trình bày bởi Nat King Cole thịnh hành những năm 60. Ngoài ra, ông sử dụng bối cảnh Angkor Wat ở cuối phim để tượng trưng cho tình yêu tình yêu đã tan vỡ. Sự tượng trưng còn được thể hiện qua những tông màu, góc máy trong các bộ phim. Người quay phim chính cho hầu hết các bộ phim của Vương Gia Vệ là Christopher Doyle. Trong phim Happy together, những cảnh khung hình rung tạo ra sự bất an trong nội tâm diễn viên một cách hoàn hảo.



Đặc điểm khác trong phim Vương Gia Vệ là tính trích dẫn. Các bộ phim sau của ông thường dùng các nhân vật, địa điểm từ các bộ phim trước trở thành ký ức cho các nhân vật cho bộ phim sau. Trong phim 2046, người bạn trai được ví là “loài chim không chân” được Lu Lu yêu suốt đời chính là Húc Tử - nhân vật chính trong A Phi chính truyện. Không khó để nhận ra ảnh hưởng của nhà văn vĩ đại M. Proust trong cốt truyện của Vương Gia Vệ. Để tìm về sự lãng mạn tạo ra phong cách của mình cũng đồng thời khởi nguồn của việc “đi tìm thời gian đã mất”. Ông còn sử dụng các đoạn phim tài liệu có thật ngoài đời nhằm ghép nối cho những sự kiện hư cấu trong phim như cảnh chuyến thăm Campuchia của tổng thống Pháp C. De Gaulle trong phim Tâm trạng khi yêu.



Những thủ pháp tân kì này dĩ nhiên không phải ai cũng thích. Nhưng tất cả đều đồng ý rằng Vương Gia Vệ là một bậc thầy về dòng phim nghệ thuật trên thế giới hiện nay. Một mình ông ít nhiều đã làm đổi cách nhìn về điện ảnh Hong Kong và cả châu Á.