Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

BẢN CHẤT HỘI CHỨNG "BẤT CẦN ĐỜI"

Gần đây, dư luận lại xôn xao trước một clip bạo lực học đường xảy ra hôm 8-9, nạn nhân là em Nguyễn Thị Hà Như-học sinh trường THPT Hà Huy Tập (TP. Vinh, Nghệ An). Tuy nguyên do không khác các vụ hành hung trước đó nhưng mức độ bạo lực thì nghiêm trọng hơn hẳn càng làm cho vấn đề bạo lực học đường trở nên nhức nhối trong bối cảnh bắt đầu một năm học mới.

Vấn đề bạo lực học đường đã được báo chí mổ xẻ nhiều nhưng đã đến lúc không chỉ đổ lỗi cho gia đình, nhà trường hay xã hội chung chung mà cần nhìn thẳng ra bản chất của vấn đề.

Việc những trẻ em vị thành niên xích mích thời nào cũng có, nhưng dẫn đến “động chân động tay” thì mới có gần 20 năm trở lại đây. Từ lâu, những vụ việc nữ sinh đánh nhau, xé quần áo xảy ra ngay trong những trường chuyên lớp chọn chứ không chỉ ngoài đường; nhưng trước đây, học sinh chưa có điện thoại để quay phim phát tán các clip nên người lớn không biết để can thiệp. Và nếu ai chăm theo dõi thời sự thì dễ nhận ra: Tương ứng với các vụ bạo lực học đường thì các vụ bạo lực của người lớn cũng xảy ra nhiều hơn hẳn mà nguyên nhân đôi khi rất… lãng nhách như: “nhìn đểu”, vỗ vai, va chạm khi đi đường… Đặc biệt là đa số các vụ bạo lực lại xảy ra ở đô thị!

Khi kinh tế phát triển “phi mã” làm biến đổi xã hội dẫn đến các giá trị văn hóa ứng xử chuẩn mực trước đây trở nên mất giá trị; trong khi đó, văn hóa tinh thần như “con rùa” lẽo đẽo theo sau không kịp để thiết lập các giá trị mới hoặc chí ít cũng điều chỉnh hành vi ứng xử lệch lạc. Sự kém hiệu quả trong việc định hướng và kiểm soát hành vi của giáo dục và luật pháp càng khiến cá nhân ứng xử với các cá nhân khác theo cách thức nguyên thủy-tức hành động theo bản năng. Ai cũng biết trong mỗi con người đều có phần bản năng-phần vô thức nhưng nhờ văn hóa và các thiết chế xã hội-tức cái ý thức nên hành vi con người được điều chỉnh để hành động không theo bản năng thú tính thuần túy. Một khi cơ chế kiểm soát suy yếu, con người chẳng hề e ngại thực hiện hành động tội ác.

Với các trẻ vị thành niên-độ tuổi đang trong quá trình tiếp nhận các cơ chế kiểm soát nhằm kìm hãm bản năng nhưng lại tồn tại trong một môi trường “mở” cho bản năng trỗi dậy như hiện nay sẽ khiến cho trẻ vị thành niên dẫn đến nhận định sai các giá trị. Chẳng hạn, giá trị của một học sinh là sức khỏe và học giỏi thì nhiều học sinh lại cho rằng có nhiều tiền, được ăn ngon mặc đẹp, đến các chốn ăn chơi phồn hoa mới là giá trị đích thực. Lâu ngày, một loạt các nhận thức sai lầm sẽ dẫn trẻ vị thành niên đến sự vô cảm mà nói theo ngôn ngữ vỉa hè là hội chứng “bất cần đời” với câu cửa miệng: “Muốn đến đâu thì đến!”.

Giải quyết vấn nạn bạo lực học đường cần có thời gian và cần sự chung sức của các bên liên quan. Nhưng trước khi có các hành động cụ thể, nhất thiết phải nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa trong việc tái cấu trúc các giá trị ứng xử, góp phần điều chỉnh nhân cách và hành vi con người đi theo chiều hướng văn minh.

HÀM ĐAN

BẢN CHẤT HỘI CHỨNG "BẤT CẦN ĐỜI"

Gần đây, dư luận lại xôn xao trước một clip bạo lực học đường xảy ra hôm 8-9, nạn nhân là em Nguyễn Thị Hà Như-học sinh trường THPT Hà Huy Tập (TP. Vinh, Nghệ An). Tuy nguyên do không khác các vụ hành hung trước đó nhưng mức độ bạo lực thì nghiêm trọng hơn hẳn càng làm cho vấn đề bạo lực học đường trở nên nhức nhối trong bối cảnh bắt đầu một năm học mới.

Vấn đề bạo lực học đường đã được báo chí mổ xẻ nhiều nhưng đã đến lúc không chỉ đổ lỗi cho gia đình, nhà trường hay xã hội chung chung mà cần nhìn thẳng ra bản chất của vấn đề.

Việc những trẻ em vị thành niên xích mích thời nào cũng có, nhưng dẫn đến “động chân động tay” thì mới có gần 20 năm trở lại đây. Từ lâu, những vụ việc nữ sinh đánh nhau, xé quần áo xảy ra ngay trong những trường chuyên lớp chọn chứ không chỉ ngoài đường; nhưng trước đây, học sinh chưa có điện thoại để quay phim phát tán các clip nên người lớn không biết để can thiệp. Và nếu ai chăm theo dõi thời sự thì dễ nhận ra: Tương ứng với các vụ bạo lực học đường thì các vụ bạo lực của người lớn cũng xảy ra nhiều hơn hẳn mà nguyên nhân đôi khi rất… lãng nhách như: “nhìn đểu”, vỗ vai, va chạm khi đi đường… Đặc biệt là đa số các vụ bạo lực lại xảy ra ở đô thị!

Khi kinh tế phát triển “phi mã” làm biến đổi xã hội dẫn đến các giá trị văn hóa ứng xử chuẩn mực trước đây trở nên mất giá trị; trong khi đó, văn hóa tinh thần như “con rùa” lẽo đẽo theo sau không kịp để thiết lập các giá trị mới hoặc chí ít cũng điều chỉnh hành vi ứng xử lệch lạc. Sự kém hiệu quả trong việc định hướng và kiểm soát hành vi của giáo dục và luật pháp càng khiến cá nhân ứng xử với các cá nhân khác theo cách thức nguyên thủy-tức hành động theo bản năng. Ai cũng biết trong mỗi con người đều có phần bản năng-phần vô thức nhưng nhờ văn hóa và các thiết chế xã hội-tức cái ý thức nên hành vi con người được điều chỉnh để hành động không theo bản năng thú tính thuần túy. Một khi cơ chế kiểm soát suy yếu, con người chẳng hề e ngại thực hiện hành động tội ác.

Với các trẻ vị thành niên-độ tuổi đang trong quá trình tiếp nhận các cơ chế kiểm soát nhằm kìm hãm bản năng nhưng lại tồn tại trong một môi trường “mở” cho bản năng trỗi dậy như hiện nay sẽ khiến cho trẻ vị thành niên dẫn đến nhận định sai các giá trị. Chẳng hạn, giá trị của một học sinh là sức khỏe và học giỏi thì nhiều học sinh lại cho rằng có nhiều tiền, được ăn ngon mặc đẹp, đến các chốn ăn chơi phồn hoa mới là giá trị đích thực. Lâu ngày, một loạt các nhận thức sai lầm sẽ dẫn trẻ vị thành niên đến sự vô cảm mà nói theo ngôn ngữ vỉa hè là hội chứng “bất cần đời” với câu cửa miệng: “Muốn đến đâu thì đến!”.

Giải quyết vấn nạn bạo lực học đường cần có thời gian và cần sự chung sức của các bên liên quan. Nhưng trước khi có các hành động cụ thể, nhất thiết phải nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa trong việc tái cấu trúc các giá trị ứng xử, góp phần điều chỉnh nhân cách và hành vi con người đi theo chiều hướng văn minh.

HÀM ĐAN

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

NGANG TẦM THẾ GIỚI

Một lần trò chuyện về đời văn của mình, nhà văn X kể: “Hồi tôi khoảng hơn 20 tuổi, tôi có gửi một truyện ngắn trinh thám cho một tạp chí chuyên về văn học. Sau khi gửi mấy hôm, Tổng biên tập tạp chí mời tôi lên tòa soạn nói chuyện. Ngồi chưa ấm chỗ, “ông Tổng” đã nắm chặt tay tôi, mắt nhìn trìu mến, lời nói nghẹn ngào đứt quãng: “Truyện… ngắn… của… em… ngang tầm… thế giới”. Được khen như vậy, trong lòng cứ sướng âm ỉ mãi. Bẵng một thời gian, không thấy ai nhắc đến, tôi mới nhận ra truyện ngắn chỉ gây chú ý về đề tài, còn kỹ thuật viết thì quá xoàng. Tôi không phải dạng người dễ bỏ cuộc, nên tôi đổi mới lối viết và từ đó mới có thành tựu sáng tác. Bây giờ, nhớ lại lời khen “ngang tầm thế giới” mấy chục năm trước thấy buồn cười; hồi ấy, chắc “ông Tổng” nói đùa trêu tôi”.

Câu chuyện của nhà văn X quả là câu chuyện vui. Nhưng thử đặt vấn đề nghiêm túc nhân giai thoại nói trên, đó là: Văn học Việt Nam hiện đại nằm vị trí nào trên “bản đồ’ văn học thế giới? Đã đích thực “ngang tầm thế giới”chưa?

Tháng 1-2010, Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức. Hội nghị này đã làm lộ ra thực tế, văn học Việt Nam hiện đại không được người đọc năm châu biết đến. Vấn đề không chỉ là ở khâu quảng bá kém, nguyên nhân chính là tính nghệ thuật của tác phẩm văn học Việt Nam chưa đủ sức lan xa để “găm” vào trí nhớ người đọc nước ngoài. Văn học Việt Nam hiện đại chưa thể (chứ không phải là không thể) ngang tầm thế giới-thực tế trên đã được những chuyên gia văn chương trong và ngoài nước chứng minh bằng những công trình nghiên cứu thuyết phục. Bởi lẽ, văn học Việt Nam hiện đại Việt không sinh ra trường phái hay trào lưu văn chương mang tính “độc sáng” để có thể là gây tác động tới văn học nước khác như chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của các nước Mỹ Latinh từng làm được. Kể cả những sáng tạo đỉnh cao là Thơ Mới, văn xuôi hiện thực phê phán trước năm 1945 chỉ là những “quả ngọt” cuối mùa được thừa hưởng từ văn học châu Âu. Những nhận định trên không phải là sự tự ti hay tâm lí vọng ngoại mà chỉ là cái nhìn khách quan, trung thực như tinh thần của triết gia Socrates: “Hãy tự biết mình”.

Khổ nỗi, đến tận bây giờ, có nhà văn vẫn chưa tự biết ta, biết người. Chuyện là, nhân một tập thơ của nhà thơ Y được trao giải, dư luận trong nước phản đối kết quả của hội đồng chung khảo vì tính nghệ thuật của tập thơ không xứng đoạt giải. Như để bảo vệ, nhà văn Z-người trong hội đồng phát biểu hùng hồn với ở một cuộc họp nghiêm chỉnh: “Muốn hiểu được tập thơ này phải đạt tầm cỡ thế giới”. Nếu cứ suy luận từ câu nói của nhà văn Z thì được kết luận: Văn học Việt Nam hiện đại đã có một tác phẩm ngang tầm thế giới!

Cứ giả, nhà văn Z nọ đang nói vui như trường hợp “ông Tổng” năm nào khen truyện ngắn của nhà văn X thì chẳng ai để tâm. Đằng này, ông lại hết lời xác nhận một tập thơ chưa ngang tầm với các tập thơ trong nước vọt lên đạt chuẩn thế giới thì rõ ràng ông Z thuộc tuýp người “tự mình yêu mình” bất thường mà theo cách nói ngoài vỉa hè, quán xá là “tự sướng”.

HÀM ĐAN

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

GIỮ CÁI "ĐẦU LẠNH"

Những fan của đội tuyển Việt Nam đã có thể thở phào sau lễ bốc thăm chia bảng AFF Suzuki Cup 2010 hôm 15-9 bởi kết quả bốc thăm hết sức thuận lợi cho Việt Nam khi đội chủ nhà chỉ phải tiếp Xin-ga-po, Mi-an-ma và đội nhì vòng sơ loại. Quả thực, ở bảng B, chỉ có Xin-ga-po là đối thủ đáng gờm; Mi-an-ma trẻ trung nhưng chưa thể gây khó cho đội tuyển Việt Nam; còn riêng đội nhì vòng sơ loại vẫn chỉ là đội bóng “lót đường” theo đúng nghĩa đen. Đã thế, trận gặp đối thủ ngang sức ngang tài Xin-ga-po lại ở lượt cuối. Cho nên, vé vào bán kết là điều nằm trong tầm tay đội tuyển Việt Nam dẫu không cần tung ra 100% khả năng.

Việc gặp những đối thủ “dưới cơ” ở vòng bảng chưa chắc đã là điều may cho đội tuyển Việt Nam như đa số nhiều người mừng tưởng. Còn nhớ, lần duy nhất Việt Nam vô địch khu vực là giải AFF Cup 2008. Vòng bảng hai năm trước, Việt Nam có khởi đầu tồi tệ khi thua Thái Lan 0-2, nhưng nhờ trận thắng may mắn kì lạ 3-2 trước Ma-lai-xi-a, Việt Nam mới không bị loại. Thoát khỏi “cửa tử”, Việt Nam chơi thăng hoa và vô địch một cách xứng đáng. Tình thế bị dồn vào chân tường rồi bất ngờ lên ngôi như Việt Nam tại AFF Cup 2008 lại được U23 Ma-lai-xi-a tái hiện ở Seagames 25 tại Lào năm ngoái. Vòng bảng AFF Cup 2010 có thể xem là màn khởi động cho Việt Nam nhưng màn khởi động “nhẹ” lại là nguy cơ dễ khiến tinh thần thiếu “lửa” và lối chơi thiếu gắn kết khi mà đối thủ ở vòng bán kết đều có thực lực và khó lường như nhau. Thái Lan dẫu sa sút thời gian gần đây vẫn là một “ông lớn” với một đội hình đồng đều. Ma-lai-xi-a sau thời gian xuống dốc đã bắt đầu vươn lên với dàn cầu thủ trẻ tài năng, nhiều khát vọng. In-đô-nê-xi-a tuy trình độ kém hơn nhưng cũng có thể gây bất ngờ.

Trong các phát biểu sau lễ bốc thăm, HLV Ca-lít-tô tỏ ra thận trọng, không xem thường đối thủ nào. Ông muốn đội tuyển Việt Nam thi đấu hết sức mình trong từng trận đấu. Những lời nói trên chứng tỏ ông Ca-lit-tô vị chiến lược gia biết ta, biết người. Thập niên 1990, bóng đá Thái Lan thống trị Đông Nam Á, những giải đấu trong khu vực chẳng qua là để tìm… đội á quân. Bước sang thế kỷ XXI, trình độ bóng đá giữa các nước ngày càng thu hẹp, chức vô địch là sự cạnh tranh “đa cực”, bất cứ đội bóng nào nếu hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi đều có khả năng xưng vương. Chức vô địch AFF Cup 2008 là dấu mốc khẳng định đẳng cấp của bóng đá Việt Nam tại Đông Nam Á nhưng không có nghĩa là Việt Nam là đội mạnh nhất, vượt trội những người anh em trong khu vực như Thái Lan trước đây. Người hâm mộ có thể tin tưởng ở khả năng bảo vệ chức vô địch nhưng ảo tưởng về sức mạnh của đương kim vô địch vô hình trung lại tạo ra sức ép lên đôi chân các tuyển thủ. Chỉ mong các cầu thủ-những “diễn viên chính” giữ được cái “đầu lạnh” như “ông thầy”; có vậy, Việt Nam mới tránh được thất bại tại “ngưỡng cửa thiên đường” như ở Seagames 25.

HÀM ĐAN

GIỮ CÁI "ĐẦU LẠNH"

Những fan của đội tuyển Việt Nam đã có thể thở phào sau lễ bốc thăm chia bảng AFF Suzuki Cup 2010 hôm 15-9 bởi kết quả bốc thăm hết sức thuận lợi cho Việt Nam khi đội chủ nhà chỉ phải tiếp Xin-ga-po, Mi-an-ma và đội nhì vòng sơ loại. Quả thực, ở bảng B, chỉ có Xin-ga-po là đối thủ đáng gờm; Mi-an-ma trẻ trung nhưng chưa thể gây khó cho đội tuyển Việt Nam; còn riêng đội nhì vòng sơ loại vẫn chỉ là đội bóng “lót đường” theo đúng nghĩa đen. Đã thế, trận gặp đối thủ ngang sức ngang tài Xin-ga-po lại ở lượt cuối. Cho nên, vé vào bán kết là điều nằm trong tầm tay đội tuyển Việt Nam dẫu không cần tung ra 100% khả năng.

Việc gặp những đối thủ “dưới cơ” ở vòng bảng chưa chắc đã là điều may cho đội tuyển Việt Nam như đa số nhiều người mừng tưởng. Còn nhớ, lần duy nhất Việt Nam vô địch khu vực là giải AFF Cup 2008. Vòng bảng hai năm trước, Việt Nam có khởi đầu tồi tệ khi thua Thái Lan 0-2, nhưng nhờ trận thắng may mắn kì lạ 3-2 trước Ma-lai-xi-a, Việt Nam mới không bị loại. Thoát khỏi “cửa tử”, Việt Nam chơi thăng hoa và vô địch một cách xứng đáng. Tình thế bị dồn vào chân tường rồi bất ngờ lên ngôi như Việt Nam tại AFF Cup 2008 lại được U23 Ma-lai-xi-a tái hiện ở Seagames 25 tại Lào năm ngoái. Vòng bảng AFF Cup 2010 có thể xem là màn khởi động cho Việt Nam nhưng màn khởi động “nhẹ” lại là nguy cơ dễ khiến tinh thần thiếu “lửa” và lối chơi thiếu gắn kết khi mà đối thủ ở vòng bán kết đều có thực lực và khó lường như nhau. Thái Lan dẫu sa sút thời gian gần đây vẫn là một “ông lớn” với một đội hình đồng đều. Ma-lai-xi-a sau thời gian xuống dốc đã bắt đầu vươn lên với dàn cầu thủ trẻ tài năng, nhiều khát vọng. In-đô-nê-xi-a tuy trình độ kém hơn nhưng cũng có thể gây bất ngờ.

Trong các phát biểu sau lễ bốc thăm, HLV Ca-lít-tô tỏ ra thận trọng, không xem thường đối thủ nào. Ông muốn đội tuyển Việt Nam thi đấu hết sức mình trong từng trận đấu. Những lời nói trên chứng tỏ ông Ca-lit-tô vị chiến lược gia biết ta, biết người. Thập niên 1990, bóng đá Thái Lan thống trị Đông Nam Á, những giải đấu trong khu vực chẳng qua là để tìm… đội á quân. Bước sang thế kỷ XXI, trình độ bóng đá giữa các nước ngày càng thu hẹp, chức vô địch là sự cạnh tranh “đa cực”, bất cứ đội bóng nào nếu hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi đều có khả năng xưng vương. Chức vô địch AFF Cup 2008 là dấu mốc khẳng định đẳng cấp của bóng đá Việt Nam tại Đông Nam Á nhưng không có nghĩa là Việt Nam là đội mạnh nhất, vượt trội những người anh em trong khu vực như Thái Lan trước đây. Người hâm mộ có thể tin tưởng ở khả năng bảo vệ chức vô địch nhưng ảo tưởng về sức mạnh của đương kim vô địch vô hình trung lại tạo ra sức ép lên đôi chân các tuyển thủ. Chỉ mong các cầu thủ-những “diễn viên chính” giữ được cái “đầu lạnh” như “ông thầy”; có vậy, Việt Nam mới tránh được thất bại tại “ngưỡng cửa thiên đường” như ở Seagames 25.

HÀM ĐAN

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

NHÌN LẠI MÙA PHIM HÈ 2010: THIẾU ƯU ĐÃI TRẺ EM

Sướng như trẻ phố!

Trừ những gia đình lao động nghèo ở khu “ổ chuột”, bất cứ gia đình nào ở đô thị Việt Nam ngày nay đều dư sức sắm một đầu “đọc” đĩa, chí ít dán nhãn “made in China” nửa triệu đồng để thỏa mãn việc xem phim tại nhà. Giá thuê đĩa rẻ như mua kẹo với giá 3 ngàn đồng/2 ngày; đã thế, đĩa phim còn xuất hiện sớm hơn phim chiếu rạp như phim Up (Vút bay) vào năm ngoái. Xông xênh hơn, chỉ cần bỏ ra 50 ngàn đồng/tháng là có thể sử dụng dịch vụ truyền hình cáp công nghệ Analog với 5 kênh chuyên chiếu phim hoạt hình kèm thêm một số kênh phim truyện như HBO, Star Movies… thỉnh thoảng có chiếu một số phim thiếu nhi đặc sắc như The Simpsons (Gia đình Simpson), Kungfu Panda (Kungfu gấu trúc), Home Alone (Ở nhà một mình)… Thành phố cũng là nơi các tổ chức văn hóa trong và ngoài nước đứng chân, nên không chỉ vào dịp hè mà mỗi khi có sự kiện quan trọng nào đó đều có những buổi chiếu phim miễn phí hay ưu đãi đặc biệt với giá vé chỉ khoảng 5 đến 10 ngàn đồng. Vì thế, chẳng ở đâu sướng như ở phố, khi vấn đề với trẻ em không phải có được xem phim hay không mà là sắp xếp thời gian để thưởng thức môn nghệ thuật thứ 7.

Việc xem phim ở nhà tuy đáp ứng nhu cầu về số lượng phim nhưng khoái cảm từ âm thanh và hình ảnh từ phim chiếu trên màn ảnh rộng ở rạp vẫn hơn hẳn những màn hình ti-vi. Cho nên, con số ấn tượng 155.608 lượt trẻ em đi xem phim với giá ưu đãi của Trung tâm chiếu phim quốc gia (nơi duy nhất ở Hà Nội giảm giá cho trẻ em) từ 25-5 đến 31-8 là điều dễ hiểu. Nhưng không phải ở rạp nào cũng lưu ý tới nhu cầu thưởng thức phim chiếu rạp của trẻ em. Bằng chứng, sau khi liên hệ với 36 rạp phim ở các thành phố từ Bắc vào Nam, kết quả số rạp chiếu phim có ưu đãi cho học sinh suốt mùa hè 2010 không quá 5 rạp. Mức giá ưu đãi thấp nhất là 5 ngàn đồng không có… chỗ ngồi, còn trung bình là 15 đến 20 ngàn đồng. Giá vé tuy chưa thể giúp tất cả trẻ em vào rạp nhưng đã giảm đến 1/3 thậm chí là một nửa giá vé đồng hạng. Đa số các rạp còn lại có chiếu phim miễn phí 1 đến 2 buổi cho các học sinh có giấy chứng nhận học sinh giỏi và học sinh tiên tiến.

Có hai lí do chính dẫn đến việc xem nhẹ chiếu phim ưu đãi cho trẻ em. Đầu tiên, là việc xem phim đã thông qua đa phương tiện như đã nói ở phần trên. Một lí do khác để các rạp (nhất là các rạp ở thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh) bào chữa cho việc hạn chế chiếu phim ưu đãi cho trẻ em là khó khăn về tài chính. Phim được nhập phải ưu tiên những phim dành cho người lớn có thu nhập ổn định mới mong có lãi để trụ lại với xu hướng nhiều người thích xem phim ở nhà. Những phim mà trẻ em có thể xem được đều là những phim ngoại giá nhập cao có muốn cũng khó có thể giảm giá vé. Các rạp ở tỉnh chỉ có thể chiếu phim miễn phí cho học sinh khi làm nhiệm vụ tuyên truyền vào các dịp kỷ niệm các sự kiện cách mạng bằng các phim như: Hồ Chí Minh-chân dung một con người (1990), Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (2003)… Những bộ phim này đều là những phim khá nhưng ít khi chiếu vào dịp hè khi học sinh được nghỉ học và không hợp với tâm lí độ tuổi chỉ “biết ăn, biết ngủ, biết học hành”; hơn nữa, các bộ phim này không phải là phim mới nên không được nhiều học sinh thích thú.

Về phía các cơ quan có thể tổ chức cho học sinh xem phim vào dịp hè là trường học và nhất là Đoàn thanh niên cũng không có hành động tích cực. Đơn cử, chỉ có 41 buổi chiếu do nhà trường kí hợp đồng với Trung tâm chiếu phim quốc gia cho học trên tổng số hơn 600 trường ở cả ba cấp trong các quận nội thành của Hà Nội.

Trẻ quê nhờ cậy… ti-vi

Việc xem phim trên màn ảnh rộng với các vùng quê từ lâu nay chỉ trông chờ các đội chiếu phim lưu động, trong đó có các đội chiếu phim của quân đội. Các đội chiếu phim đương nhiên phải chú trọng cho bà con ở miền núi, hải đảo-những nơi quá khó khăn trong việc có thể tự mua sắm thiết bị điện tử gia dụng để xem phim. Cho nên, sẽ chẳng lạ nếu có vùng quê Hưng Yên ở chỉ cách Hà Nội 50 cây số 10 năm qua chưa tổ chức chiếu phim bao giờ. Theo anh Hồng Thiện-người dân ở huyện Mỹ Hào cho biết: Trước năm 2000, cũng có chiếu đủ loại phim tại nhà văn hóa các xã với giá vé 2 đến 5 ngàn đồng do công ty chiếu bóng của tỉnh với tần suất 2-3 lần/tháng, nhưng sau đó không còn tổ chức chiếu phim nữa.

Một vùng quê huyện Đông Anh thuộc về Hà Nội cũng không hơn gì miền quê xa xôi khác. Bạn Nguyễn Nết-người làng Lỗ Khê cho hay: Từ lúc sinh ra đến giờ, chị chỉ một lần duy nhất xem phim vào dịp hè ở quê. Đó là vào năm 2007, làng Lỗ Khê đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh niên nên được “chiêu đãi” bằng phim Ký ức Điện Biên (2004). Để xem phim qua màn ảnh rộng, những bạn trẻ như bạn Nết chỉ còn cách đi vào nội thành xem ở các rạp như người ở phố. Để không phải đi xa và quá tốn kém, những trẻ em miền quê cũng chỉ biết nhờ cậy vào phim chiếu trên ti-vi để xem phim. Số phim và chất lượng các phim lại tùy thuộc vào gia cảnh của gia đình các em. Như vậy, sẽ có nhiều trẻ em ở nông thôn thiệt thòi không được xem phim để giải trí lành mạnh; và nếu không có hoạt động hè thường xuyên ở địa phương thì nguy cơ các em sa vào các hoạt động kém lành mạnh khác như chơi game, cờ bạc, đua xe… là điều khó tránh khỏi.

Thiết nghĩ, khi mà kinh tế ngày càng phát triển thì các cơ quan có trách nhiệm nên quan tâm tới việc duy trì tới nhu cầu chính đáng của các em vào dịp hè. Không chỉ giúp các em thư giãn vào kì nghỉ mà còn giúp các em hình thành nhân sinh quan lành mạnh, trong sáng thông qua các bộ phim giàu tính nhân văn. Và biết đâu, trong số những đứa trẻ được xem phim miễn phí ngày hôm nay sẽ có người trở thành một đạo diễn điện ảnh lừng danh trong tương lai như Vương Gia Vệ (Hồng Kông)-người mà trước khi đi học đã ngồi xem phim ở những rạp chiếu giá rẻ những năm 1960.

HÀM ĐAN

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

HUYỀN TÍCH "NGÔI NHÀ MỘT ĐÊM"

Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) vốn nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc bởi đây là làng nghề chuyên tạc tượng và những đồ thờ cúng nhưng ít người biết rằng trong ngôi làng nghề này còn có một di sản văn hóa đặc biệt đó là một ngôi nhà cổ được xây dựng chỉ trong… một đêm.

Vang bóng một thời

Ông Nguyễn Viết Vi chủ nhân của ngôi nhà huyền thoại kể một cách chậm rãi về huyền tích đã được truyền tụng suốt 335 năm qua.

Năm 1675, dưới đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), Đô đốc Thái bảo Nguyễn Công Triều (1614-1690) mượn voi của triều đình để kéo nguyên vật liệu, phục vụ việc xây dựng đình chùa, miếu mạo, đường sá cho dân chúng làng Đông Lao, phủ Hoài Đức (nay là thôn Đông Lao, xã Đông Lao, huyện Hoài Đức) kiệt sức mà chết. Theo luật thời ấy: hoặc là ông phải đền một con voi đúc bằng bạc nặng bốn tấn đúng bằng trọng lượng con voi thật; hoặc là phải chịu xử trảm. Vốn là quan thanh liêm, Đô đốc Nguyễn Công Triều dồn hết sản nghiệp cũng chỉ đổ được có 4 cái chân voi bằng bạc; án tử hình coi như đã tuyên. Người được giao xét xử vụ án là Tham tụng Hình bộ Thượng thư Nguyễn Viết Thứ (1644-1692). Ai cũng biết tính duy tình của người Việt mạnh như thế nào, nó thẩm thấu đến mọi lĩnh vực kể cả luật pháp cho nên trong truyện Kiều mới có câu: “Bề ngoài là lý song trong là tình”. Ông Thượng thư biết đồng nghiệp chẳng qua vô tình phải tội nên tìm mọi cách “biện hộ” cho bị cáo.

Sau nhiều đêm trằn trọc, ông mới nghĩ ra một kế. Nhân một lần “ngự đàm” với nhà vua, ông mới kể một câu chuyện dân gian. Chuyện rằng: Một anh tá điền nghèo phải đi cày thuê cho địa chủ. Một buổi trưa nóng như thiêu như đốt, người và trâu đang cố sức cày cho xong thửa ruộng thì đột nhiên chú trâu lăn quay ra chết. Địa chủ bắt anh tá điền phải đền... Vua nghe vậy, tức khí đập bàn quát: con trâu chết là tại trời, chứ có phải do anh tá điền muốn nó chết đâu. Anh nhà nghèo chả có tội nợ gì hết. Nhân cơ hội ấy, quan Tham tụng Nguyễn liền bẩm tấu vụ án phải đền voi bạc của Đô đốc Thái bảo Nguyễn Công Triều. Vua suy tính một hồi, khen ngợi tài trí của quan Tham tụng và đồng ý xóa tội cho Đô đốc Nguyễn Công Triều.

Từ đó, mối quan hệ vốn khăng khít trước đây nhờ vừa là đồng hương vừa là quan võ nay lại càng bền chặt. Ơn cứu mạng khiến Đô đốc luôn nghĩ đến việc đáp đền. Nhưng hễ Đô đốc nhắc đến việc giúp bạn chút vật chất là bị chối từ dù quan Thượng thư không sung túc. Lần hồi mãi, quan Đô đốc cũng tìm được một kế. Trong một lần đàm đạo, ông Đô đốc cũng cài vào câu chuyện rằng, làm con mà để cha mẹ già sống túng thiếu là không trọn đạo hiếu. Ấy thế mà song thân quan Thượng thư đang phải sống bần hàn ở quê. Đã xem nhau như ruột thịt, nên quan Đô đốc tự lãnh trách nhiệm đền đáp với song thân quan Thượng thư. Trước tiên là dựng một ngôi nhà khang trang ở Sơn Đồng. Cái lý của quan Đô đốc thật khó từ chối nên quan Thượng thư Nguyễn Viết Thứ nói thách: Chỉ nhận ngôi nhà nếu ngôi nhà làm xong chỉ trong… một đêm. Quan Thượng thư mừng thầm vì dù có tài mấy ông bạn thân cũng không thể làm được, âu cũng là một cách thoái thác tế nhị cái món quà vật chất của người bạn vong niên.

Một ngày đầu năm 1676, dân chúng vùng Hoài Đức thấy một đoàn tùy tùng ba trăm người cùng voi, ngựa, trâu, kéo gỗ, gạch, đá, ngói, hoành phi, câu đối… nhằm hướng làng Sơn Đồng thẳng tiến. Đến khu đất rộng 576 mét vuông của gia đình quan Thượng thư Nguyễn Viết Thứ, Đô đốc Nguyễn Công Triều bước vào căn nhà tranh, thi lễ với hai cụ thân sinh của bạn, xin phép dựng ngôi nhà mới. Công việc diễn ra trước một vùng đuốc sáng rực. Sớm tinh sương, bà con đổ đến xem tình hình ngôi nhà thì thật kỳ lạ. Mới chiều qua, nơi đây còn gồ ghề, với mái nhà tranh bé tẹo teo, nay được thay thế bằng ngôi nhà mới 5 gian, 2 chái dài hơn 18 mét. Song thân quan Thượng thư thì mừng đến rơi lệ trước tấm lòng của bạn con mình. Dân địa phương xúm lại chiêm ngưỡng những cây cột nhà bằng gỗ lim chắc, khỏe; trong lòng nhà lát gạch nâu bóng; những bộ hoành phi, câu đối sơn son thiếp vàng… mới tinh.

Sau khi khoản đãi binh sĩ và bà con dân làng xong thì mặt trời vừa đứng bóng. Quan Đô đốc Thái bảo dẫn đoàn tùy tùng báo với người bạn đã thực hiện được lời thách đố. Quan Thượng thư tròn mắt kinh ngạc; đôi bạn vong niên ghì chặt lấy nhau vì cảm động.

Phát huy di sản cha ông

Biết ông Nguyễn Viết Vi là hậu duệ đời thứ 11 của quan Thượng thư Nguyễn Viết Thứ không thuộc hệ con trai trưởng quan Thượng thư nhưng được thừa tự gia sản này. Đem uẩn khúc trên hỏi ông Vi, ông liền giải thích: Vì là nhà này được tặng nên cụ Nguyễn Viết Thứ để lại cho con thứ, chứ nhà đất của cụ đương nhiên thuộc về con trai cả.

Đời trước các cụ chỉ sửa sang đôi chút nên đến nay, ngôi nhà cổ này vẫn gần như nguyên vẹn. Theo lời ông Vi, ngôi nhà này vượng khí. Ngày trước, dưới thời Pháp thuộc, chúng đã phá dỡ bao ngôi nhà, cả đền chùa, nhưng ngôi nhà này không dám động đến, chỉ ngăn làm đôi để phục vụ cho ý đồ của chúng. Ông chỉ lên bức hoành phi với ba chữ vàng "Đức giã viễn", nói rằng, tôi luôn nhắc nhở con cháu ăn ở có đức có tâm. Tài năng, đức độ của hai người bạn tâm giao-cha ông chúng tôi Nguyễn Viết Thứ, Nguyễn Công Triều đáng để con cháu đời sau noi theo. Thời gian cứ trôi đi, con cháu hai dòng họ Nguyễn Viết ở Sơn Đồng và Nguyễn Công ở Đông Lao vẫn khăng khít. Người dân quanh vùng đó, vẫn ca ngợi tài đức và tình bạn của hai vị quan và ngôi nhà kỳ lạ. Ngôi nhà giống như một bức đại tự bằng vàng viết về cái đức và tài của người xưa. Nhiều người đề nghị ông Vi làm đơn để công nhận ngôi nhà là di tích lịch sử văn hóa. Ông vẫn chỉ cười mà rằng: “Công nhận hay không không quan trọng, quan là gìn giữ và được sống trong một kỷ vật quý báu của cha ông”. Ông quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” nên không tuyên truyền về giá trị văn hóa ngôi nhà.

Ông Vi cho xem những bức ảnh đầu những năm 1990, ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng. Ông Vi-vốn làm trong ngành xây dựng, quyết tâm phục dựng ngôi nhà của tổ tiên vào tháng 11-1995, đại tu phần mái và sàn đã xập xệ.Nhờ tâm huyết của ông mà nay ngôi nhà đã trở nên đẹp đẽ hơn, tiếng tăm lan xa; ngôi nhà trở thành niềm tự hào của người dân Sơn Đồng.

Nay, tuy đã đến tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Vi vẫn một lòng trân trọng, gìn giữ, coi đây như một kỷ vật vô giá mà ông phải có trách nhiệm bảo vệ. Ông nói rằng được gìn giữ một kỷ vật của cha ông là một vinh dự và niềm tự hào lớn. Ông Vi chỉ tiếc vốn hiểu biết Hán học hạn chế nên không thể sưu tầm thêm tư liệu về cụ Thượng thư Nguyễn Viết Thứ và câu chuyện khác liên quan đến huyền tích “ngôi nhà một đêm”.

HÀM ĐAN

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

HỘI HỌA NGOÀI GIÁ VẼ: NỖ LỰC HÌNH THÀNH "LÀN SÓNG" MỚI

Điều mà những người yêu mỹ thuật mong mỏi bây giờ là chất lượng nghệ thuật của các dự án hội họa ngoài giá vẽ chứ không còn bức thiết đòi hỏi số lượng như trước đây.

Nếu là thị dân sống ở Hà Nội và Sài Gòn, mỗi tháng, người xem ít ra cũng có khoảng 2-3 cơ hội dự các triển lãm mỹ thuật. Trừ những triển lãm mà tác phẩm được “đặt hàng” để tuyên truyền hoặc các tác phẩm “kinh điển” được trưng bày lại thì số triển lãm mới có nhiều đột phá không nhiều, kể cả hội họa phi giá vẽ đang là lĩnh vực mà nhiều nghệ sĩ trẻ lao vào thể nghiệm.

Đi vào đời sống

Hơn chục năm trước, người xem vẫn còn kinh ngạc khi được thưởng lãm những tác phẩm nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật sắp đặt… thì nay mọi chuyện đã thay đổi. Người ta không còn xem những nghệ sĩ trình diễn như Đào Anh Khánh trong các chương trình Đáo Xuân là kẻ lập dị, nhiều người còn bỏ ra nhiều phút cố công tìm hiểu ý nghĩa tác phẩm. Thêm vào đó, các website, nhiều trung tâm nghệ thuật ra đời để truyền bá mỹ thuật đương đại; ngoài ra, các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng đã dành nhiều “đất” cho các loại hình mỹ thuật đương đại kèm theo cái nhìn tích cực. Chưa kể đã có cuộc thi nghệ thuật trình diễn thu hút được sự quan tâm của khán giả. Hội họa phi giá vẽ đã có những “quả ngọt đầu mùa” sau hơn một thập niên của “bén rễ” ở nước ta.

Tính tương tác trực tiếp của hội họa phi giá vẽ đã xóa bỏ khoảng cách giữa người xem với tác phẩm. Điều này hơn hẳn các bức tranh vốn chỉ hiện hữu ở những không gian thuần túy nghệ thuật và mục đích vẽ cái hiệu quả của sự tri giác thực tại là đặc trưng của các chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng, chủ nghĩa tối thiểu… nên càng xa cách với cách tiếp nhận của người xem “phổ thông” vốn đòi hỏi một bức tranh phải biểu đạt trung thành thực tại.

Gắn chặt với đời sống, các tác phẩm hội họa phi giá vẽ thường lấy những chất liệu và vật liệu được làm sẵn trong đời sống để hình thành tác phẩm từ cái bếp lò, gường, vòi nước, tủ… Mục đích của tác phẩm thường là nhằm trực tiếp châm biếm, phản biện lại những hành vi, lối nghĩ mà nhiều người xem là bình thường. Chẳng hạn, tác phẩm Sờ thấy vinh quang của nghệ sĩ Phạm Huy Thông được thực hiện vào ngày sĩ tử thi đại học năm 2010. Anh quỳ giữa những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu, trên lưng là “tấm bia” giấy: “Xin đừng sờ đầu rùa!” để phản ứng lại hành vi xâm hại di tích và gián tiếp đánh đổ niềm tin vào vận may trong thi cử nhờ sờ đầu rùa đá. Trên thực tế, tác động tích cực của tác phẩm chỉ là trong một thời gian ngắn trong phạm vi hẹp nhưng như thế đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Tác động lớn hơn của tác phẩm là tạo cảm hứng, kích thích các nghệ sĩ khác tìm tòi và sáng tạo ra các tác phẩm khác tạo thành một trào lưu chứ không còn là sự tự phát như trước đây.

“Phát triển bền vững”

Cụm từ “phát triển bền vững” vốn là câu cửa miệng ở lĩnh vực kinh tế; nhưng nếu dùng cụm từ này để “hô hào” cho hội họa phi giá vẽ hiện nay thì thật thích hợp. Khi mà số lượng các cuộc triển lãm tăng lên, người xem không chuyên ít nhiều nhận ra sự trùng lặp ở các ý tưởng và cách thực hành của các nghệ sĩ. Chưa kể, sự thỏa hiệp trong tư duy nghệ thuật của một số nghệ sĩ, đơn cử trong một triển lãm sắp đặt của một họa sĩ Hà Nội lại trưng hai bức tranh trừu tượng không hề ăn nhập đến cấu trúc triễn lãm lẫn không gian nghệ thuật trưng bày.

Các nghệ sĩ trẻ đang dồn năng lượng sáng tạo vào việc thu hút khán giả và “thuyết phục” những nhà quản lí văn hóa nhìn nhận tích cực tác phẩm chứ chưa thực đi sâu vào việc tìm kiếm tính khả năng biểu đạt mới của hội họa phi giá vẽ. Việc thực hành các loại hình mỹ thuật đương đại của các họa sĩ trẻ phần nhiều vì các bức xức xã hội như một họa sĩ từng viết trong lời đề dẫn triển lãm: “Không hiểu sao tôi thấy mỗi đô thị, cũng chẳng khác cái bếp lò, sáng bóng, nhẵn nhụi lúc mới đầu, nhưng nhanh chóng nhếch nhác”. Thậm chí, đôi khi là sự bắt chước, đi theo một thứ “mốt”. Nhìn trên diện rộng, các tác phẩm hội họa ngoài giá vẽ vẫn thiếu một chiều sâu triết học, cụ thể hơn là triết học nghệ thuật. Ngay từ khởi đầu, các sinh viên mỹ thuật tiếp cận hội họa phi giá vẽ theo kiểu “cuỡi ngựa xem hoa” thông qua bộ môn Lịch sử mỹ thuật chứ họ không được học một chương trình giảng dạy mỹ thuật đương đại riêng như ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan…

Hiển nhiên, không ai sáng tác dựa trên lý thuyết nhưng nếu nghiên cứu lý thuyết một cách bài bản là nền móng cho việc “đi xa” trong con đường sáng tạo; qua đó, mỗi tác phẩm sẽ được “bảo hiểm” bởi nội lực văn hóa của nghệ sĩ. Tín hiệu đáng mừng gần đây là hai cuốn sách của Cynthia Freeland do Như Huy dịch là: Thế mà là nghệ thuật ư?, Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật cùng với các bài lẻ giới thiệu lý thuyết nghệ thuật đương đại là một nỗ lực để bắt kịp với tầm tư duy, nhận thức của mỹ thuật thế giới.

Tự do sáng tạo

Việc đòi hỏi nhà nước cấp tiền hỗ trợ cho các loại hình mỹ thuật đương đại là điều khó ở thời điểm hiện tại và điều này thực ra không cần thiết bởi hơn chục năm phát triển của hội họa ngoài giá vẽ phát triển bởi tiền cá nhân nghệ sĩ và của các tổ chức phi lợi nhuận trong và ngoài nước. Chẳng hạn, họa sĩ Ngô Lực không hề khá giả nhưng vẫn bỏ ra vài chục triệu cho dự án Vào chợ, Ra đường là minh chứng hùng hồn.

Trong tương lai, muốn hay không, các cơ quan quản lý phải có hàng loạt chính sách cụ thể với mỹ thuật đương đại nếu không muốn mỹ thuật Việt Nam “giẫm chân tại chỗ”. Những nỗ lực cá nhân của các nghệ sĩ như Như Huy, Ly Hoàng Ly, Ngô Lực, Trần Lương, Đào Anh Khánh… đương nhiên là đáng quý, nhưng để tạo bước đột phá trong nghệ thuật, hình thành một làn sóng mới cho hội họa phi giá vẽ là một khối lượng công việc khổng lồ nhiều khi vượt qua khả năng của các cá nhân. Những vấn đề về không quan trình diễn, việc giảng dạy trong nhà trường… đương nhiên thuộc về các nhà quản lý.

Trên hết, với các nghệ sĩ, điều họ cần là sự tự do trong việc thực hành các ý tưởng. Thái độ của của cấp quản lí hiện nay là không phản đối nhưng cũng không nhiệt tình ủng hộ, thỉnh thoảng lại răn đe với những tác phẩm bị cho là quá trớn như màn trình diễn nude Bay lên của nữ họa sĩ Lại Thị Diệu Hà tại Nhà sàn Đức hồi tháng 8 vừa qua. Khi mà các cấp quản lí chưa phân biệt giữa nude là cách biểu đạt nghệ thuật, giúp người xem thanh tẩy khác hoàn toàn với nude để giải trí, mang tính kích dâm thì chắc chưa thể kì vọng ở sự thay đổi được tư duy quản lý nghệ thuật. Điều này, đồng nghĩa với việc làm sao nghệ sĩ đa phương tiện có thể phản ảnh được các thực tế đang đè nặng lên cuộc sống và dự báo những nguy cơ xấu có khả năng xảy ra trong một tương lai không xa khi mà họ lại thuộc một hệ thống đào tạo cũ kĩ và được những quan chức mỹ thuật quản lý theo kiểu “bảo hoàng”

Tự do đó là yếu tố đầu tiên và sau cùng để nghệ thuật đích thực!

HÀM ĐAN