Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

REPORT: SPAIN – PORTUGAL: 1 - 0

Qua thời “hổ giấy”!

Cuộc nội chiến của bán đảo I-bê-ri-a đã kết thúc giống như nhiều dự đoán, Tây Ban Nha giành vé vào tứ kết, còn Bồ Đào Nha vẫn “ôm” danh hão là đội bóng “đá đẹp cho đời”. Nhưng mỉa mai thay, hôm qua, đội bóng thi đấu phô diễn hơn lại là Tây Ban Nha. Có lẽ, danh xưng “Bra-xin châu Âu” nên sang nhượng lại cho “cuồng phong đỏ” thì hợp lý hơn.

Cũng dễ hiểu vì 6/11 cầu thủ trong đội hình xuất phát của xứ sở đấu bò đã và sẽ là người của Barcelona-đội bóng chơi cống hiến nhất lục địa già. Suốt trận đấu, phong cách Barcelona đã phát huy hiệu quả tối đa. Ngay bàn thắng duy nhất của trận đấu ở phút 63 cũng mang thương hiệu Barcelona từ thời Rô-nan-đi-nhô còn tung hoành. Bàn thắng này xứng đáng là một siêu phẩm y như một pha phối hợp game bóng đá plây xtây-sần. I-ni-etx-ta giữ bóng trước vòng cấm địa, chọc khe tinh tế cho Xa-vi; cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu gẩy bóng sau lưng vừa tầm băng xuống của Vi-la; qua hai lần dứt điểm, anh mới chiến thắng thủ thành Ê-đu-át-đô.

Bồ Đào Nha thua nhưng màn trình diễn của họ không quá tồi. Họ thua vì đơn giản họ là một tập thể không đồng đều về trình độ. Ở hàng thủ, ngoài trung vệ lừng danh R. Các-van-hô thì ba người còn lại chỉ như những hậu vệ học việc, đặc biệt là hậu vệ cánh phải R. Cốt-ta – hay mắc sai lầm và lĩnh thẻ đỏ vì mắc bẫy “kịch sĩ” Cáp-đờ-vi-la. Hàng tiền vệ Bồ Đào Nha như “hàng thừa”. Việc bố trí 3 tiền vệ ở giữa sân theo đội hình 4-3-3 không thể giúp Bồ Đào Nha giữ nhiều bóng để kiểm soát trận đấu hoặc có thể chơi “rắn” để hạn chế lối chơi kỹ thuật của Tây Ban Nha. Khi tuyến phòng ngự từ xa đã vô dụng thì “bức tường” cố thủ không sớm thì muộn cũng sẽ bị “cuồng phong đỏ” cuốn phăng. Rõ ràng, HLV Quây-rốt đã phạm sai lầm chết người về chiến thuật. Lo phòng ngự còn mệt phờ thì nhiệm vụ bơm bóng cho siêu sao C. Rô-nan-đô của các tiền vệ là điều xa vời. Sự bất lực của CR7 thể hiện ở ngôi mắt ngân ngấn lệ và sự bực tức bằng hành động hơi thô là “phun mưa” vào camera. Điểm sáng nhất của người Bồ là “người nhện” Ê-đu-át-đô. Nếu không có anh, thất bại của Bồ Đào Nha hẳn sẽ còn cay đắng hơn.

“Trình” của Pa-ra-goay – đối thủ ở tứ kết, còn kém hơn so với Chi-lê (thua Tây Ban Nha 2 – 1 ở vòng bảng) nên việc “cuồng phong đỏ” lọt vào bán kết là điều dễ như trở bàn tay. Nếu vậy, họ sẽ tái lập thành tích tốt nhất của mình ở các kì World Cup. E rằng, đã đến lúc không nên gọi Tây Ban Nha là “hổ giấy” nữa rồi!

HÀM ĐAN

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010

REPORT: BRAZIL – CHILE: 3 - 0

Đi lại đường xưa...

Dù Bra-xin thắng 46 trong tổng số 65 lần gặp Chi-lê nhưng nhiều người vẫn lo đội bóng vàng-xanh sẽ gặp khó khi đối đầu với “lữ đoàn đỏ” bởi phong độ ấn tượng của Chi-lê ở vòng bảng. Nhưng, tất cả những gì mà các học trò của Bi-en-xa làm được chỉ dừng lại ở những pha đan bóng “hoa lá” trước vòng 16m 50. Điều họ thiếu là những đường chuyền quyết định làm bất ngờ hàng thủ lão luyện, kiến tạo cho các tiền đạo đối diện với thủ môn J. Xê-da.

Trước người hàng xóm “nhẵn mặt”, Bra-xin nhập cuộc chậm rãi nhưng ý đồ nắm thế tấn công được lộ ra khi họ giành được quyền kiểm soát bóng nhiều hơn. Song, bàn thắng mở tỉ số của Bra-xin không đến từ một pha phối hợp kĩ thuật mà từ phá đánh đầu đơn giản từ pha phạt góc của trung vệ Gioan (số 4) ở phút 35. Bị dẫn bàn nên Chi-lê vùng lên tấn công hòng tìm bàn gỡ trước giờ nghỉ. Khi những pha lên bóng chưa tạo được sức ép thì Chi-lê đã nhận thêm một bàn thua từ pha phản công sắc sảo của Bra-xin chỉ sau bàn thua thứ nhất 3 phút. “Bộ ba huyền ảo” Rô-bi-nhô, Kaka và Pha-bi-a-nô phối hợp ăn ý, Pha-bi-a-nô (sô 9) dễ dàng ghi bàn sau khi lừa qua thủ môn C.Bra-vô.

Sang hiệp 2, Chi-lê dồn đội hình tìm thêm bàn thắng rút ngắn tỉ số. Cũng như các trận đấu trước, cặp trung vệ Lu-xi-ô (đang chơi Inter Milan) và Gioan (chơi cho AS Roma) vững chắc như một hàng thủ can-tê-na-xi-ô chính hiệu. Khi Chi-lê mải “vẽ vời” ở phần sân đối phương bỏ ngỏ sân nhà; họ lập tức nếm thêm một trái đắng. Tiền vệ đóng thế Ra-mi-rét (thay P.Mê-lô bị treo giò) có pha độc diễn từ giữa sân và chuyền cho Rô-bi-nhô đang băng xuống như một mũi tên. Ở khoảng cách chưa đến 20 m, Rô-bi-nhô (số 11) thực hiện cú khứa lòng hoàn hảo. 3 – 0 cho Bra-xin ở phút 59. Khoảng cách đã an toàn nên HLV Đun-ga rút ra sân “bộ ba huyền ảo” nhằm dưỡng sức cho trận tứ kết gặp Hà Lan. Những cầu thủ Bra-xin có mặt trên sân đã giữ bóng tốt, hạn chế khả năng xâm nhập của các cầu thủ Chi-lê, giữ nguyên tỉ số 3 – 0 cho đến hết trận.

Thất bại toàn diện của các cầu thủ Chi-lê là một thất bại từ sự thua kém đẳng cấp và kinh nghiệm thi đấu. Với Bra-xin, nếu nhìn lại con đường mà Bra-xin từ vòng bảng đến trận gặp Chi-lê, dễ nhận ra lối chơi và cách thức chiến thắng của Bra-xin dưới thời Đun-ga bây giờ rất giống với hành trình Bra-xin đoạt cú vàng 8 năm về trước dưới bàn tay chèo lái của L. Xcô-la-ri. Lần thứ 6 đăng quang đang rất gần với Bra-xin.

HÀM ĐAN

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010

REPORT: ARGENTINA - MEXICO: 3 - 1

Lộ diện “tân vương”

Trước “cố nhân” Mê-hi-cô, đoàn quân của Maradona thi đấu không ấn tượng. Dù làm chủ khu trung tuyến nhưng Ác-hen-ti-na không áp đặt lối chơi. Hai bàn thắng ở hiệp 1 của Tê-vét (số 11) ở vị trí việt vị và Hi-guay-in (số 9) từ pha chuyền hỏng của Ô-sô-ri-ô, rõ ràng là của “trời cho”. Bị dẫn 2 bàn nhưng Mê-hi-cô không vỡ trận ngay cả khi Tê-vét lập cú đúp với pha nã rốc-két ở phút 52. Trái lại, đội bóng “3 màu” tổ chức được nhiều đợt tấn công trả đũa, họ có bàn thắng danh dự ở phút 71 của J. Héc-nan-đét (số 14).

Quá sớm để khẳng định Ác-hen-ti-na sẽ là “tân vương”, nhất là khi đối đầu với cựu thù Đức ở tứ kết. Song, Ác-hen-ti-na tự mở rộng đường vinh quang bằng lối chơi hợp lí, đạt hiệu quả cao cộng một chút may mắn.

HÀM ĐAN

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

BRAZIL - CHILE (1H 30 A.M NGÀY 29-6)

Thêm nợ cho Chi-lê?

Ở vòng loại khu vực Nam Mỹ, Bra-xin đã cho Chi-lê 2 lần “phơi áo” với tỉ số 3 – 0 và 4 – 2. Những cái tên như Pha-bi-a-nô, Rô-bi-nhô, Báp-tix-ta cách đây một năm đã phá tan mành lưới Chi-lê, nay đã giúp đội bóng vàng-xanh đứng đầu bảng “tử thần”.

Chi-lê cũng không vừa. “Lữ đoàn đỏ” xuất sắc lọt vào giai đoạn 2 dù Chi-lê rơi vào bảng đấu không hề dễ với sự có mặt của hai ông “kẹ” châu Âu là Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Chi-lê dưới bàn tay của chiến lược gia Ác-hen-ti-na Bi-en-xa đã thực sự lột xác. Trên nền tảng kỹ thuật và thể lực sẵn có của người Nam Mỹ, các cầu thủ Chi-lê còn có sự tinh quái, hợp lí trong thi đấu cộng với tinh thần tự tin, ý chí chiến đấu mạnh mẽ. Chừng đó, đủ để Bra-xin phải dè chừng với người hàng xóm “ngổ ngáo”.

Chi-lê tiến bộ trông thấy nhưng để thắng Bra-xin có lẽ họ chưa đủ tầm. Tấn công biên ư? Làm sao vượt qua “siêu hậu vệ” Mai-con ở bên phải và “lực sĩ” Bátx-tốt ở cánh trái. Hay bài tấn công trung lộ? Đun-ga đã đem đến Nam Phi một hàng tiền vệ “máy quét”; những cái tên G.Sin-va, P. Mê-lô, Ra-mi-rét… đủ làm “nhạc trưởng” tài hoa nào cũng phải chùn chân. May ra, chỉ có sút xa và sút… phạt đền! Thế nên, khả năng Chi-lê lại phải ghi thêm một thất bại vào “sổ nợ” trước Bra-xin.

Chiến thắng của Bra-xin càng thêm vững chắc vì Kaka sẽ trở lại sau án phạt. Thống kê cho thấy, dưới thời Đun-ga, Bra-xin có đến 80% chiến thắng khi Kaka xuất trận. Vô hiệu hóa được Kaka, Chi-lê đã hạn chế được “ngòi nổ” nguy hiểm nhất. Nhưng ở tuyển Bra-xin, Rô-bi-nhô chọc khe tinh tế không kém Kaka; và thêm những cú sút “không tưởng” của Mai-con, An-vét… đủ khiến hàng thủ chặt chẽ kiểu như Bắc Triều Tiên cũng phải quy hàng.

Dự đoán: Bra-xin thắng 2 – 0.

BRAZIL - CHILE (1H 30 A.M NGÀY 29-6)

Thêm nợ cho Chi-lê?

Ở vòng loại khu vực Nam Mỹ, Bra-xin đã cho Chi-lê 2 lần “phơi áo” với tỉ số 3 – 0 và 4 – 2. Những cái tên như Pha-bi-a-nô, Rô-bi-nhô, Báp-tix-ta cách đây một năm đã phá tan mành lưới Chi-lê, nay đã giúp đội bóng vàng-xanh đứng đầu bảng “tử thần”.

Chi-lê cũng không vừa. “Lữ đoàn đỏ” xuất sắc lọt vào giai đoạn 2 dù Chi-lê rơi vào bảng đấu không hề dễ với sự có mặt của hai ông “kẹ” châu Âu là Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Chi-lê dưới bàn tay của chiến lược gia Ác-hen-ti-na Bi-en-xa đã thực sự lột xác. Trên nền tảng kỹ thuật và thể lực sẵn có của người Nam Mỹ, các cầu thủ Chi-lê còn có sự tinh quái, hợp lí trong thi đấu cộng với tinh thần tự tin, ý chí chiến đấu mạnh mẽ. Chừng đó, đủ để Bra-xin phải dè chừng với người hàng xóm “ngổ ngáo”.

Chi-lê tiến bộ trông thấy nhưng để thắng Bra-xin có lẽ họ chưa đủ tầm. Tấn công biên ư? Làm sao vượt qua “siêu hậu vệ” Mai-con ở bên phải và “lực sĩ” Bátx-tốt ở cánh trái. Hay bài tấn công trung lộ? Đun-ga đã đem đến Nam Phi một hàng tiền vệ “máy quét”; những cái tên G.Sin-va, P. Mê-lô, Ra-mi-rét… đủ làm “nhạc trưởng” tài hoa nào cũng phải chùn chân. May ra, chỉ có sút xa và sút… phạt đền! Thế nên, khả năng Chi-lê lại phải ghi thêm một thất bại vào “sổ nợ” trước Bra-xin.

Chiến thắng của Bra-xin càng thêm vững chắc vì Kaka sẽ trở lại sau án phạt. Thống kê cho thấy, dưới thời Đun-ga, Bra-xin có đến 80% chiến thắng khi Kaka xuất trận. Vô hiệu hóa được Kaka, Chi-lê đã hạn chế được “ngòi nổ” nguy hiểm nhất. Nhưng ở tuyển Bra-xin, Rô-bi-nhô chọc khe tinh tế không kém Kaka; và thêm những cú sút “không tưởng” của Mai-con, An-vét… đủ khiến hàng thủ chặt chẽ kiểu như Bắc Triều Tiên cũng phải quy hàng.

Dự đoán: Bra-xin thắng 2 – 0.

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

SHORT REPORTS: FRANCE VS URUGUAY & KOREA REPUBLIC VS GREECE

SWITZERLAND - HONDURAS (1H 30 A.M 25-6)

Chờ tin từ “tâm bão”

SVĐ Lốp-tút Vơ-phiu không khác gì “tâm bão” khi là nơi diễn ra trận quyết đấu khốc liệt giữa Tây Ban Nha và Chi-lê. Chi-lê đã giành 6 điểm (hiệu số bàn thắng/ thua +2) một cách thuyết phục nhưng chưa chắc đã có chỗ có vòng 1/16; đặc biệt khi đối thủ là “vua” châu Âu Tây Ban Nha (3 điểm và hiệu số bàn thắng/ thua +1). Tây Ban Nha và Thụy Sĩ nếu muốn ở lại Nam Phi ít nhất đến hết ngày 30-6 thì buộc phải thắng. Thụy Sĩ (3 điểm, hiệu số bàn thắng/ thua 0) bị đặt vào tình thế vừa đá vừa chờ tin từ “tâm bão”. Nhiều khả năng Tây Ban Nha thắng Chi-lê cách biệt 1 bàn. Vậy, muốn tự quyết, chí ít, Thụy Sĩ phải sút tung lưới Hon-đu-rát 2 bàn. Nhiệm vụ có thể thành hiện thực khi đối thủ của Thụy Sĩ là “tân binh” làng nhàng Hon-đu-rát.

Thất bại của Hon-đu-rát là do không thể gắn kết đội hình. “Oanh tạc cơ” có tiếng ở Serie A Su-a-dô đơn độc không thể dội bom được một lần. Ở tuyến dưới, một mình U. Pa-la-xi-ốt không thể chống trả những đợt tiến công dồn dập của đối thủ. Đấu với Thụy Sĩ, thất bại của Hon-đu-rát đã có thể nhìn thấy trước, điều quan trọng là họ sẽ đá như thế nào, có quyết làm “kỳ đà cản mũi” Thụy Sĩ hay không.

Dự đoán: Thụy Sĩ thắng 3 – 0

HÀM ĐAN

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

USA - ALGERIA (21 GIỜ 23 - 6)

Không đợi “nhận quà”!

Cơ hội chia đều cho cả 4 đội bóng ở bảng C nên khó có thể đoán đội nào sẽ đi tiếp khi Xlô-ven-nia có 4 điểm (hiệu số +1), Anh và Mĩ cùng có 2 điểm (0), An-giê-ri có 1 điểm (-1). Ngay cả thế trận trước giờ bóng lăn cũng không thể nhận định nếu chỉ dựa vào chất lượng đội hình và phong độ ở trận đấu trước đó. Chẳng hạn, không ai ngờ An-giê-ri “làng nhàng” thua toàn diện trước “tiểu tướng” Xlô-ven-ni-a lại có thể cầm hòa “sư tử Anh” lừng danh bằng một lối chơi phòng ngự bài bản chẳng kém Inter ở Champions League 2010.

Dù xếp bét bảng nhưng có lẽ An-giê-ri sẽ không liều lĩnh chủ động tấn công trước. Nếu dồn ép mà không ghi được bàn, An-giê-ria rất dễ bị thủng lưới bởi “bài tủ” phản công sắc sảo của người Mĩ. Bị dẫn bàn, An-giê-ri khó gỡ hòa vì Mĩ phòng ngự không xoàng và bản thân các tiền đạo An-giê-ri Ghe-dan, Mát-mua cũng đang “tịt ngòi”. Lựa chọn khôn ngoan nhất cho “những chú cáo sa mạc” là sẽ thi đấu cầm chừng, vừa đá vừa nghe ngóng diễn biến của trận đấu cùng giờ giữa Xlô-ven-ni-a và Anh để bung sức đúng thời điểm.

Người Mĩ không có thói quen “há miệng chờ sung”, chờ đợi người khác “tặng quà” cho mình hay so bì hiệu số bàn thắng thua nên đội tấn công nhiều hơn trong trận đấu sẽ là đội tuyển Mĩ; chỉ có chiến thắng Mĩ mới chắc đi tiếp. Bởi một kịch bản nhiều khả năng xảy ra là Anh sẽ thắng Xlô-ven-ni-a dù Tam Sư đang thi đấu không tốt. Lúc đó, số điểm Xlô-ven-ni-a sẽ vẫn là 4; cùng lúc, nếu Mỹ lại hòa trận thứ 3 liên tiếp (đồng nghĩa với 3 điểm) thì dù có thua Xlô-ven-ni-a vẫn sẽ tiễn Mĩ về nước.

Mĩ đã xuất sắc cầm hòa Tam sư hùng mạnh, gỡ hòa Xlô-ven-ni-a ngoạn mục sau khi bị dẫn trước 2 bàn. Chắc rằng với một An-giê-ri đồng cân đồng lạng, người Mĩ sẽ không do dự, thay vào đó là tấn công không khoan nhượng.

Dự đoán: Mĩ thắng 1 – 0.

HÀM ĐAN

REPORT: SPAIN – HONDURAS: 2 - 0

Sắc đỏ chiến thắng

Nếu biết chi chút những tình huống nguy hiểm, Tây Ban Nha đã có thể “nã” vào lưới Hon-đu-rát chừng 7 bàn như Bồ Đào Nha hủy diệt Bắc Hàn vài giờ trước đó. Đáng tiếc nhất là tình huống đá phạt đền hỏng của tiền đạo Đa-vít Vi-la – cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. Tỉ số “khiêm tốn” 2 – 0 chỉ phản ánh một phần thế trận áp đảo toàn diện của “cuồng phong đỏ”. Gần như suốt 90 phút, bóng chỉ lăn bên phần sân Hon-đu-rát. Các tiền vệ Xa-vi, Na-vát, Cáp-đờ-vi-la phối hợp bóng ngắn một chạm nhuần nhuyễn như được lập trình khiến hàng thủ Hon-đu-rát chỉ còn biết chịu trận như những “quân xanh”. Hai bàn thắng của Vi-la ở các phút 17 và 51 giúp Tây Ban Nha xếp thứ 2 ở bảng H, tiếp tục cuộc đua lọt vào vòng 1/16.

LINH THIÊN

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2010

NIGIERIA - KOREA REPUBLIC (1 GIỜ 30 NGÀY 23 - 6)

Người ở, người về

Sau lượt đấu thứ 2 bảng B, Ác-hen-ti-na giành 6 điểm tối đa – đội đầu tiên có vé vào vòng 1/16; Hy Lạp và Hàn Quốc đều có 3 điểm với hiệu số bàn thắng bàn thua là -1, “đại bàng xanh” Ni-giê-ri-a đội sổ với 0 điểm và hiệu số -2. Ở lượt đấu cuối, Ác-hen-ti-na không dại gì đưa ra đội hình mạnh nhất nhưng những cái tên dự bị như Mi-li-tô, “gã điên” Pa-léc-mô, cậu con rể Ma-ra-đô-na A-gu-e-rô đủ sức phá nát mành lưới Hy Lạp trên 1 bàn. Đó là chưa kể “siêu nhân” Messi chưa có bàn “mở hàng”, có lẽ anh vẫn chơi trong trận đấu thủ tục. Nên, cơ hội cho Hy Lạp ở lại Nam Phi là không nhiều.

Nhiều nhà cái đã đặt cược cho cơ hội đi tiếp của Hàn Quốc. Điều này là hoàn toàn có cơ sở. May cho Hàn Quốc là ở lượt cuối, họ chỉ phải tiếp đội bóng chắc tới 99,9% ra về ngay từ vòng hai. Những “mỹ từ” “đại bàng xanh”, “siêu đại bàng” của 10 năm về trước không còn đúng với Ni-giê-ri-a bây giờ. Lối chơi thiếu định hình không ra Phi không ra Âu, dứt điểm quá kém… không phải bây giờ mới phát lộ mà người xem đã thấy từ hai giải Cúp bóng đá châu Phi (CAN) trước đó. Điểm mạnh duy nhất của Ni-giê-ri-a là thể lực, điều này Hàn Quốc có thừa. Và “các chú hổ châu Á” lại có tư duy chiến thuật, tính khoa học trong thi đấu cao hơn hẳn “đại bàng xanh” châu Phi.

Phân tích dù có logic đến mấy nhiều khi vẫn không thể tuân theo logic trong đầu ông thầy và thực tế thi đấu của các học trò. Còn 0,01 % cơ hội Ni-giê-ri-a vẫn có quyền hy vọng. Và nữa, Ác-hen-ti-na mà “buông” thì Hàn Quốc chẳng thể tự quyết. Nhưng trước khi ngóng “trời” cứu, Hàn Quốc sẽ tự cứu mình bằng một chiến thắng, có lẽ là 2-1.

HÀM ĐAN

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

REPORT: SLOVAKIA - PARAGUAY: 0 - 2

Lập lại trật tự

Ngay từ khi có kết quả bốc thăm bảng F, nhiều chuyên gia sự đoán I-ta-li-a và Pa-ra-guay sẽ dắt tay nhau vào vòng knockout. Sau hai trận đấu cân bằng I-ta-li-a – Pa-ra-guay và Niu Di-lân – Xlô-va-ki-a, 4 đội đều dành được 1 điểm và ghi được 1 bàn thắng. Lượt đấu thứ 2 là thời điểm đội mạnh gặp đội yếu và “trật tự” như dự báo sẽ được thiết lập.

Diễn biến toàn trận Xlô-va-ki-a – Pa-ra-guay là một thế cuộc chênh lệch nghiêng hẳn về phía đội bóng đến từ Nam Mỹ. Cầm bóng chắc, tổ chức nhiều pha phối hợp biến hóa và khi cần phòng thủ chặt chẽ. Đó là những “điểm cộng” mà Pa-ra-guay thể hiện được trong trận đấu với Xlô-va-ki-a. Ngay từ phút 27, tiền đạo Ba-ri-ốt (số 19) đã có chuyền bóng giữa hai trung vệ đối phương, tiền vệ En-rích-kê Vê-ra (13) chạy cắt mặt, thực hiện cú vẩy má ngoài chân phải kỹ thuật trước sự ngỡ hàng hàng thủ Xlô-va-ki-a. Bàn thua đã bắt buộc các cầu thủ Nam Âu dồn lên tấn công. Nhưng, các pha phối hợp thiếu đột biến và tinh tế, không khó cho hàng thủ Pa-ra-guay “bắt bài”.

Điểm nóng của hiệp 2 hoàn toàn diễn ra ở khu vực trung tuyến. Đường đến khung thành thủ môn Pa-ra-guay vẫn được các hậu vệ phong kín. Mọi nỗ lực của Xlô-va-ki-a hòng tìm kiếm bàn gỡ đều trở nên xa vời. Phút 85, ở vào thời điểm có vẻ như Pa-ra-guay cố giữ cách biệt một bàn cho hết trận thì tiền vệ Ri-vê-rốt (16) tung cú sút chân trái quyết đoán ở ngay vạch 16m 50, ấn định tỉ số 2 – 0 cho Pa-ra-guay.

Thua trận này, cuộc phiêu lưu ở World Cup của “tân binh” Xlô-va-ki-a sắp dừng bước bởi ở trận cuối đối thủ sẽ là đương kim vô địch I-ta-li-a. Với Pa-ra-guay, thành tích lần thứ tư lọt vào vòng 1/16 sắp được hoàn thành.

HÀM ĐAN

TÂY BAN NHA – HON-ĐU-RÁT (1 GIỜ 30 NGÀY 22-6)

Bại binh phục thù

Ở lượt trận đầu tiên, Hon-đu-rát và Tây Ban Nha cùng nhận “trái đắng” là thua 1 - 0 trước Chi-lê và Thụy Sĩ. Trận đấu của hai kẻ bại binh là cơ hội để họ phục thù, nhất là với Tây Ban Nha – đương kim vô địch châu Âu.

Ba tuyến của Tây Ban Nha là một “dải thiên hà” đích thực, khả năng công lẫn thủ đều toàn diện. Không ngoa khi cho rằng đội hình dự World Cup 2010 là một thế hệ vàng của xứ sở đấu bò. Mạnh là thế, song Tây Ban Nha đã sớm lộ ra “gót chân A-sin” khi thi đấu với Thụy Sĩ. Đầu tiên, các cầu thủ Tây Ban Nha có thể lực không tốt do căng mình cày ải ở các câu lạc bộ. Thứ hai, tâm lí không vững. Đội tuyển Tây Ban Nha cũng khá giống với CLB Barcelona là hễ gặp đội bóng đá được tổ chức phòng ngự lớp lang bài bản, đá áp sát và thể lực thì họ thường nóng vội dẫn đến sự thiếu chuẩn xác trong những mảng miếng tấn công. Tây Ban Nha nhiều khả năng từ bỏ lối chơi đan bóng “hoa lá cành” mà sẽ thi đấu thanh thoát, đơn giản hơn. Chiến thắng mới là điều quan trọng nhất.

Bên phía Hon-đu-rát, trừ một vài cầu thủ nhiều năm chinh chiến trời Âu như Uyn-xơn Pa-la-xi-ôt, Phi-gu-ê-roa, An-va-rét… có lối chơi khoa học hợp lí, hầu hết các cầu thủ Trung Mỹ chơi bóng dùng sức là chính. Điều họ thiếu để gây khó cho Tây Ban Nha là tính kỷ luật trong phòng ngự và một tiền đạo có khả năng chớp cơ hội để ghi bàn. Niềm hi vọng phục thù của Hon-đu-rát có chăng là tấm gương thi đấu ngoan cường của các đội bóng đồng hạng như Bắc Triều Tiên, An-giê-ri trước các đại gia Bra-xin, Anh. Chẳng ai cấm Hon-đu-rát hi vọng, quan trọng là họ sẽ cụ thể hóa chúng trên sân bóng như thế nào.

Dự đoán: Tây Ban Nha thắng 2-0

HÀM ĐAN

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

REPORT: GERMANY – SERBIA: 0 – 1

Tự bắn vào chân!

Đội tuyển Đức được xếp ở “chiếu trên” nhưng họ không tấn công phủ đầu, thay vào đó là nhập cuộc chậm rãi. Xéc-bi-a giữ bóng chắc nhưng không tạo được một tình huống nào nguy hiểm. 30 phút đầu tiên trôi qua tẻ nhạt. Phút thứ 36, tiền đạo kì cựu Klâu-dơ nhận thẻ vàng thứ hai sau pha phạm lỗi lãng nhách với đội trưởng Xéc-bi-a Xtan-kô-vic. Gần như ngay lập tức, Xéc-bi-a vươn lên dẫn trước. Từ đường chuyền của tiền vệ chạy cánh phải Mi-lốt Kra-síc, số 14 Mi-lăng Dô-va-nô-víc đệm bóng cận mở tỉ số trận đấu. Bừng tỉnh, “xe tăng Đức” tràn lên bắn phá khung thành của “đại bàng trắng”. Cầu thủ thay thế Ba-lách, Sa-mi Khe-di-ra sút bóng trúng xà ngang ở phút 45 khép lại hiệp 1 nhiều kịch tính.

Bước vào hiệp 2, dù thiếu người, Đức vẫn tấn công mãnh liệt. Một mình Pô-đôn-xki làm hàng thủ Xéc-bi-a điêu đứng với khoảng 3 cú sút uy lực. Bị dồn ép, trung vệ Vi-đích luống cuống để bóng chạm tay. Trên chấm 11m dễ như… ăn kẹo, Pô-đôn-xki lại “bó tay” trước thủ môn Xtôi-kô-víc. Sau cơ hội trời cho bị bỏ lỡ, các cầu thủ Đức dường như tin vào một tiền định xấu nên nhiệt huyết thi đấu nguội dần. Xéc-bi-a cũng không mạo hiểm tấn công mà gia cố hàng thủ để bảo vệ cách biệt mong manh.

Thua trước Xec-bi-a, Đức như “tự bắn vào chân” bởi “ông lớn” túc cầu cũng có thể trở thành khán giả sau khi vòng bảng kết thúc.

HÀM ĐAN

HÀ LAN – NHẬT BẢN (21 GIỜ NGÀY 19-6)

Trèo cao ngã đau

Hai trận thắng của Hà Lan và Nhật Bản ở lượt thứ nhất đã hình thành ảo tưởng ở người hâm mộ xem đây là trận “chung kết” ở bảng E. Hiển nhiên, trận đấu sẽ hấp dẫn vì đội nào thắng sẽ chắc suất vào vòng trong nhưng đây là một trận đấu chênh lệch về đẳng cấp tương tự trận Ác-hen-ti-na gặp Hàn Quốc.

Hà Lan dù thắng Đan Mạch không thuyết phục nhưng vẫn là một “đại gia” bởi một đội hình đầy sao. Khi đã “nóng máy”, họ có thể cho bất cứ dội bóng nào “phơi áo”. Nhật Bản chưa đủ tầm để kiếm một trận thắng trước “những người Hà Lan bay”. Nhật Bản vẫn chỉ là đội bóng tầm trung ở World Cup. Các “Sam-mu-rai xanh” thắng Ca-mơ-run chỉ vì nanh vuốt “sư tử bất khuất” đã không còn sắc nhọn như năm nào. Khi men say chiến thắng đang lâng lâng, cái đầu rất dễ “ngủ quên”. Nhật bản cần tỉnh táo để nhận ra dù thi đấu sống mãi với tinh thần võ sĩ đạo thì gần như chắc chắn thanh kiếm Nhật sẽ bị “cơn lốc màu da cam” cuốn phăng. Thay vì cố đấm ăn xôi dành 3 điểm khi gặp Hà Lan, Nhật Bản sẽ ra sân với mục tiêu tối thượng là chỉ cần giành 1 điểm. Trận “chung kết” thực sự của họ là trận đại chiến với các “chú lính chì” Đan Mạch. Hậu quả “trèo cao ngã đau” của người anh em Hàn Quốc vẫn mang tính thời sự.

Với Hà Lan, vòng bảng thực sự chỉ là màn khởi động để đội hình có sự ăn ý và tự tin trong thi đấu. Giải quyết xong Nhật Bản, Hà Lan có thể kê cao gối dưỡng quân cho vòng knockout.

Dự đoán: Hà Lan thắng 2-0

HÀM ĐAN

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

ENGLAND VS ALGIERIA (1 GIỜ 30 PHÚT NGÀY 19-6)

Làm lại từ đầu


Trận hòa 1-1 với đội tuyển Mĩ không có gì đáng xấu hổ vì không có đội bóng nào có thể toàn thắng. Điều đáng phàn nàn là bản lĩnh của Tam sư đã khiến nhiều fan thất vọng. Lẽ ra, sau pha vồ hụt bóng của “anh hề” Gờ-rin, các học trò của ông Ca-pê-lô phải vùng lên quyết ăn thua với đội bóng xứ cờ hoa thì họ lại thi đấu nửa vời. Thế nên, điều mà HLV người I-ta-li-a cần làm là giải tỏa sức ép tâm lí để những cái đầu lạnh điều khiển đôi chân biết “múa”. Khi đôi chân đã tung tẩy, đội tuyển Anh là… vô đối. Chiến thuật và đội hình của tuyển Anh không cần thay đổi cũng có thể đánh bại An-giê-ri bạc nhược. Chắc hẳn, Ca-pe-lô còn nhiều “bài” nhưng bài cũ vẫn hữu dụng việc gì lại để lộ bài độc! Cách dùng tiền đạo Ru-ni và Hétx-ki làm “chim mồi” và các tiền vệ Ghê-ra, Le-nân thành “tiền đạo ảo” vẫn sẽ khiến cho đối phương bối rối.

“Những chú cáo sa mạc” là đội bóng Bắc Phi điển hình với lối chơi thông minh thể hiện ở những đường chuyền một chạm kết hợp với đòn phản công chớp nhoáng, không dùng sức như những người anh em cùng châu lục. An-giê-ri đã bị Xlô-ven-ni-a “bắt bài” khi đội bóng Nam Tư cũ phòng thủ “1 kèm 1” hạn chế tối đa các khoảng trống. Đối mặt với Tam sư, An-giê-ri không có cách nào khác là thi triển lại lối chơi cũ một cách chính xác và sáng tạo hơn mới có thi vọng dành một điểm. Và hi vọng “người gác đền” của đội Anh lại “vồ ếch”, nhưng oái ăm là sút vào gôn từ ngoài vòng cấm không phải là điểm mạnh của An-giê-ria; ở vị trí đó, sở trường của họ là cho bóng… lên trời.

Dự đoán: Anh thắng 3-1

HÀM ĐAN

REPORT: CHILE – HONDURAS: 1 – 0

Thắng đẹp!

Bước vào trận đấu, hai đội không đá thăm dò mà thi triển ngay những toan tính chiến thuật được lập sẵn. Chi-lê chơi tấn công bằng đội hình 4 – 3 – 3, trong khi Hôn-đu-rát không giấu diếm mục tiêu có được trận hòa bằng chiến thuật phòng ngự phản công. 20 phút đầu, nhờ hàng tiền vệ cơ bắp với thủ lĩnh Pa-la-xi-ốt, Hôn-đu-rát đã phần nào ngăn chặn lối chơi bóng ngắn, nhuyễn của đối phương ngay bên ngoài khu vực cấm địa. Nhận thấy khả năng tấn công trực diện không khả thi, Chi-lê dồn bóng sang cánh phải cho bộ đôi I-xla và San-chét. Hai cầu thủ này liên tục di chuyển, chồng biên bằng những đường chọc khe thông minh khiến hàng thủ Hôn-đu-rát bắt đầu rối loạn. Mảng miếng tấn công của Chi-lê phát huy hiệu quả ở phút thứ 34. I-xla đi bóng sát đường biên tung cú căng ngang, tiền vệ đội trưởng Hôn-đu-rát Gu-ê-va-ra (số 20) xoài chân phá bóng; đáng tiếc, bóng chạm vào hông tiền đạo Chi-lê Bô-se-dua (15) bay vào lưới. Chi-lê tiếp tục ép sân hòng tìm thêm bàn thắng để thảnh thơi trong hiệp 2 nhưng Hôn-đu-rát đã bình tĩnh chống đỡ đến hết hiệp 1.

Thế trận hiệp hai không có gì đổi khác. Hôn-đu-rát đưa vào sân hai tiền đạo trẻ khỏe nuôi hy vọng xoay chuyển thế cuộc nhưng lối chơi đơn điệu vẫn không được cải thiện. Suốt hiệp hai, Hôn-đu-rát phải lo phòng bị trước các hướng tấn công biến ảo của đội bóng “áo đỏ”. Những đợt lên bóng hiếm hoi của Hôn-đu-rát thường bị cô lập và triệt tiêu dễ dàng. Cách biệt một bàn là mong manh nên Chi-lê chọn phương án vây hãm liên tục hơn là co về giữ gôn. Đáng tiếc không có bàn thắng nào được ghi dù Chi-lê tạo rất nhiều tình huống nguy hiểm nhưng hàng công đã dứt điểm ẩu, phung phí cả tá cơ hội.

Chiến thắng trước Hôn-đu-rát giúp Chi-lê tự tin để nghênh chiến hai ông “kẹ” từ châu Âu là Tây Nan Nha và Thụy Sĩ. Cơ hội lọt vào vòng hai của thầy trò Bi-en-xa chưa được đảm bảo chắc chắn nhưng với lối chơi cống hiến hoa mỹ thì họ đã ghi điểm trong mắt người xem.

HÀM ĐAN

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010

REPORT: HÀ LAN – ĐAN MẠCH: 2 – 0

Lũ người quỷ ám!

Với đẳng cấp hơn hẳn và khát khao chiến thắng, Hà Lan đã vượt qua đối thủ mạnh nhất cùng bảng. Tội cho các hậu vệ Đan Mạch, họ như bị quỷ ám đã khi thủng lưới một cách ngớ ngẩn.

Hà Lan tấn công trước bằng lối chơi tổng lực nổi tiếng. Các tiền vệ siêu hạng như Xnai-đơ, Van đờ Vát, Đớt-quýt di chuyển cơ động hòng kéo giãn hàng thủ đối phương tạo chỗ trống cho tiền đạo Van Péc-si dứt điểm. HLV Đan Mạch On-sen đã lường trước chiến thuật này nên bố trí lối chơi áp sát đá “rắn” hạn chế pha chuyền ngắn của đối phương. Giữ bóng nhiều (hơn 58%) nhưng Hà Lan không sao vượt qua vòng cấm địa Đan Mạch, họ đành dứt điểm cầu may với khoảng cách 25m – 30m nhưng đều bị thủ môn Sô-ren-sen và các hậu vệ Ác-gơ, Kờ-da-ơ lăn xả chống đỡ. Cuối hiệp một, tận dụng sự bế tắc của Hà Lan, Đan Mạch có hai tình huống phản công nhanh nhưng Rô-mê-đan và Ê-nê-vôn-sen đều không thắng được thủ môn Xtờ-ke-len-buốc. Hiệp một kết thúc với tỉ số không đều.

Hiệp hai bắt đầu được 1 phút, tai họa đã đến với Đan Mạch. Từ đường tạt bóng bên phía cánh trái của Van Péc -si, hậu vệ Si-mông Pau-sen (số 15) đánh đầu giải nguy nhưng bóng lại đập lưng đồng đội Ác-gơ (4) đi thẳng vào lưới trong sự bất lực của thủ môn Sô-ren-sen.

Không cam chịu trận thua oan, Đan Mạch tung lần lượt ba Gờ-rôn-kai-ơ, Ê-ríc-sen và Béc-man vào sân để tìm bàn thắng gỡ hòa. HLV Van Mác-uynh liền kéo hai tiền vệ De Giông và Van Bô-men càn quét trước vòng cấm địa. Hậu vệ Hà Lan cũng bọc lót cho nhau ăn ý khiến Đan Mạch dù có nhiều bóng hơn nhưng không tạo ra được một tình huống nào đáng ăn bàn.

Dẫn trước nên Hà Lan thi đấu thoải mái hơn. Các pha phối hợp của họ thanh thoát, kỹ thuật tạo ra đột biến khiến đối thủ lúng túng. Hà Lan bắt đầu trở lại uy hiếp khung thành Đan Mạch. Phút thứ 85, tiền đạo mới 23 tuổi Ê-li-a (17) dùng tốc độ thoát xuống tung cú sút má trong, bóng chạm trúng cột dọc bật ra. Nhanh như cắt, Đớt-quýt (7) nhẹ nhàng đệm bóng ấn định chiến thắn 2 – 0 cho người Hà Lan.

Chiến thắng này giúp Hà Lan ung dung chờ đợi đối thủ Nhật Bản. Với Đan Mạch cơ hội lọt vào vòng hai chưa hết khi Ca-mơ-run và Nhật Bản được đánh giá yếu hơn.

HÀM ĐAN

REPORT: ALGERIA – SLOVENIA: 0 – 1

Thêm một “kẻ đốt đền”!

Có một động lực cho Algeria và Slovenia để thi đấu hết mình tạo nên trận hấp dẫn khi hai đội cùng bảng là Anh và Mỹ đã cầm chân nhau; nghĩa là đội thắng sẽ đứng đầu. Nhưng diễn biến trận đấu chỉ nên gói ghém ở chữ: nhạt. May, có một bàn thắng được ghi và World Cup 2010 ghi danh thêm một “kẻ đốt đèn”.

Hiệp một trận đấu không có nổi một tình huống nguy hiểm. Hai đội thiếu một “nhạc trưởng” phát động tấn công nên pha phối hợp quá đơn điệu. Khi các tiền vệ hai đội “bơm” bóng lên phía trên thì các tiền đạo của hai đội giữ bóng quá vụng; nếu có dứt điểm thì thường là “bắn chim”. Bất lực trong việc tiếp cận khung thành đối phương, cả hai đội thực hiện phương án sút xa. Nhưng không có bàn thắng nào được ghi khi sút gần còn trượt huống chi sút xa. Không đều là kết quả hiệp một.

Diễn biến những phút đầu tiên của hiệp hai cũng không có gì khác so với hiệp một. Trận đấu bị cắt vụn bởi những đường chuyền hỏng, những pha phạm lỗi của cả hai đội. Kịch bản của trận hòa không bàn thắng tẻ nhạt như trận Pháp – Uruguay đang dần hình thành. Phút 73, bước ngoặt của trận đấu đã đến khi tiền đạo Ghen-da phải nhận thẻ vàng thứ 2 và phải rời sân sau 15 phút vào thay người. Được hưởng lợi thế nhưng Slovenia suýt thủng lưới khi một hậu vệ đội này mất tập trung để tiền đạo Algeria cướp bóng, may mà thủ môn Han-da-no-víc đã băng ra ôm gọn bóng. Phút 79, tiền vệ đội trưởng Cô-ren (8) từ cánh trái dẫn bóng vào sát vòng cấm địa tung cú khứa lòng vào góc xa, “người gác đền” Algeria Chao-u-chi đã di chuyển sai nhịp đành bất lực nhìn bóng bay vào lưới. Những phút cuối, Algeria liều mình dâng lên nhưng Slovenia phòng thủ kín kẽ như ở trận playoff gặp Nga. Chiến thắng cuối cùng thuộc về đội bóng đến từ châu Âu.

Với kết quả này, Slovenia dẫn đầu bảng C, “những chú cáo sa mạc” đứng bét bảng và cơ hội có điểm không nhiều khi Anh và Mĩ là những đối thủ tiếp theo.

HÀM ĐAN

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2010

SHORT REPORTS: FRANCE VS URUGUAY & KOREA REPUBLIC VS GREECE

Lượt đầu tiên bảng A World Cup 2010: Pháp – Uruguay (0 – 0): Gà mắc tóc!

Rạng sáng nay, trên sân Gờ-rin Poi (thành phố Kếp-tao), Pháp và Uruguay đã cùng nhau đút túi được 1 điểm mà không có bàn thắng nào được ghi. Uruguay đã đạt được mục đích thủ hòa. Với người Pháp, tương lai thật mù mờ khi hai đối thủ còn lại Nam Phi và Mê-hi-cô đều không dễ chơi. Ám ảnh bị loại khỏi vòng bảng với không bàn thắng làm quà như World Cup 2002 lại lơ lửng trong tâm trí.

Một kết quả hòa không bàn thắng luôn khiến người hâm mộ rầu lòng. Buồn hơn khi Pháp và Uruguay thi đấu vật vờ theo kiểu không ai… chịu thắng. Tình huống gây nguy hiểm cho thủ môn hai đội chỉ đếm trên đầu một bàn tay trong suốt 90 phút thi đấu.

Người xem không trách Uruguay khi tiềm lực của họ chỉ có vậy. Những đường lên bóng của đội từng hai lần vô địch World Cup bị bẻ gãy nhanh gọn trước một hàng thủ lão luyện gồm Ga-la, A-bi-đan, Sác-na, Êv-ra. Bên kia chiến tuyến, hàng thủ Pháp hay bao nhiêu thì hàng công của họ tệ bấy nhiêu. A-nen-ka rồi đến hiệp hai Ăng – ry vào thế chỗ đều mất hút trước rừng cầu thủ áo xanh. Họ đều “đói” bóng khi không có hộ công hỗ trợ tích cực. Sức mạnh của Pháp lâu nay vẫn là tấn công trung lộ với 4 hoặc 5 tiền vệ cơ động khi dạt ra cánh, khi bó vào trong. Nay, hàng tiền vệ hào hoa bỗng dưng tản mát thành đội hình 4 – 3 – 3 bị hàng tiền vệ cơ bắp 5 người của Uruguay khóa chặt. Đô-mê-nếch đích thực là một “gã lập dị” khi áp dụng một đội hình chiến thuật quá xa lạ với đội tuyển Pháp khiến họ thi đấu như “gà mắc tóc”. Trong mắt các fan “gà trống” Gô – loa, Đô – mê – nếch là nguyên nhân khiến lối chơi đội tuyển Pháp trở nên nhạt nhẽo, thiếu hiệu quả. Ngay cả khi họ thi đấu hơn người, đội Pháp cũng chỉ loay hoay trước khu cấm địa Uruguay. Những đường chuyền quyết định thường không chính xác hoặc không thành. Như cách Di-a-bi dẫn bóng tới sát đường biên ngang nhưng không tạt bóng mà “múa may” trước hậu vệ và… dừng lại.

Dẫu người ta đã quá quen với việc Pháp khởi đầu chậm chạp (ba trận mở màn của ba kì World Cup gần đây đều không ghi nổi bàn thắng nào). Nhưng cứ thi đấu như “gà mắc tóc” thế này thì biết đặt hy vọng vào đâu?

 
Lượt đầu tiên bảng B World Cup 2010: Hàn Quốc –Hy Lạp (2 – 0):

Di sản của Guus Hiddink!

Dù HLV của Hàn Quốc là một ông thầy “hàng nội” Huh Jung-Moo, nhưng xem các cầu thủ Hàn Quốc thi đấu có cảm tưởng họ đang được dẫn dắt bởi ông thầy Hà Lan Gút Hít-đinh với lối chơi tổng lực quyến rũ như hồi họ đi đến tận vòng bán kết World Cup 2002.

Sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài người Niu-di-lân Mai-cơn Hét-tơ, Hàn Quốc lập tức thi triển một lối chơi tổng lực dồn ép trên khắp mặt sân. Hy Lạp thực sự bị “choáng”. “Phù thủy” Ốt-tô Re-ha-gen chưa kịp điều binh để xốc lại đội hình thì Hy Lạp đã bị thủng lưới. Phút thứ 7, Hàn Quốc được hưởng quả phạt góc, bóng đi vòng cung vượt qua sự truy cản của các hậu vệ to cao Hy Lạp, trung vệ Li Dung Su (số 14) không bị ai kèm đã đệm bóng cận thành mở tỉ số cho đội bóng châu Á.

Thừa thắng xông lên, Hàn Quốc tiếp tục mở những cuộc tấn công theo nhiều hướng khác nhau khiến Hy lạp chỉ biết căng mình chống đỡ. Cuối hiệp 1, Hàn Quốc chủ động giảm nhịp độ trận đấu chuyển sang đấu pháp phòng ngự phản công, Hy Lạp ngay lập tức đẩy cao đội hình hòng tìm bàn gỡ trước giờ nghỉ nhưng không thành.

Bước sang hiệp 2, đội bóng chủ động tấn công trước là các cầu thủ Hy Lạp. Trước sức vây hãm gia tăng, Hàn Quốc chủ động bắt người chặt, hạn chế các pha chọc khe lẫn “đặc sản” đưa bóng xuống biên rồi tạt vào cấm địa của đối thủ. Lối chơi rập rình của Hàn Quốc cuối cùng cũng có hiệu quả. Đặc biệt là xuất phát từ sai lầm của hậu vệ Hy Lạp Lâu-cát Vin-tra, ngôi sao đang thi đấu cho M.U Pắc Di Sung (7) thực hiện màn solo vượt qua các hậu vệ Hy Lạp trước khi dứt điểm quyết đoán hạ gục Tờ-dô-vát, nâng cách biệt lên thành 2-0 ở phút 52. Hy Lạp đến lúc này phải chơi bài ngửa, hai tiền đạo Dimitris Salpigidis và Pantelis Kapetanos được tung vào sân nhưng không thể xoay chuyển tinh thế. Những phút tiếp theo hai đội thi đấu ăn miếng trả miếng nhưng không có bàn thắng nào được ghi thêm. Chiến thắng xứng đáng thuộc về Hàn Quốc và đội trưởng Pắc Di Sung được bầu là cầu thủ hay nhất trận đấu. Với Hàn Quốc, câu chuyện huyền thoại như 8 năm trước hình như đang được viết lại. Với lối chơi không bản sắc, tinh thần rệu rã, các cầu thủ Hy Lạp nên tính chỗ nghỉ hè sau khi vòng bảng kết thúc.

Hàm Đan
P/S: Nhìn cách phiên âm tên riêng nước ngoài thì biết các bài này đăng ở báo nào rồi!

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2010

TOP TEN... OF MINE (PART 2)

TOP TEN PLAYERS FOOTBALL:

1. Pele
2. Diego Maradona
3. Eric Cantona
4. Johannes Cruijff
5. Lev Yashin
6. Marco van Basten
7. Michel Platini
8. Lothar Matthäus
9. Ferenc Puskás
10. Roberto Baggio

TOP TEN BEST GOALS

1. Ryan Giggs's goal in Semi Final FA vs Arsenal 1999
http://www.youtube.com/watch?v=EgHi3D7OjNs&feature=related

2. Diego Maradona's goal in Semi Final World Cup Mexico1986 vs England
http://www.youtube.com/watch?v=_WeVQQc9PQE&feature=related

3. Dennis Bergkamp's goal in Premier League 2002 vs Newcastle United
http://www.youtube.com/watch?v=NAtqWsY3dD4&feature=related

4. Ronaldinho's goal in the first knockout Champions League 2004 - 2005 vs Chelsea
http://www.youtube.com/watch?v=q8_gQqmiTS4

5. Zinedine Zidane's goal in final Champions League 2001 - 2002 vs Bayern Leverkusen
http://www.youtube.com/watch?v=crDzasp1-60

6. Marco van Basten's goal in final Euro 1988 vs U.S.S.R
http://www.youtube.com/watch?v=pm1Ui5n_3oY

7. Roberto Carlos's goal  vs France 1997
http://www.youtube.com/watch?v=Pl0LHM-33Io

8. Eric Cantona's goal....
http://www.youtube.com/watch?v=3vAOUgmRXsc

9. Ronaldo's goal in La Liga 1996 - 1997 vs Celta Vigo
http://www.youtube.com/watch?v=q090EJ6B7Lk&feature=related

10. Rivaldo's goal in Group stage Champions League 1998 - 1999 vs Manchester United
http://www.youtube.com/watch?v=13sMvIfy_0k&feature=related

TOP TEN COACHS FOOTBALL

1. Sir Alex Ferguson
2. Rinus Michels
3. Helenio Herrera
4. Bob Paisley
5. Sir Matt Busby
6. Franz Beckenbauer
7. Marcelo Lippi
8. Jose Mourinho
9. Arrigo Sacchi
10. Josep Guardiola