Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

KHÔNG CÓ BÓNG ĐÁ ĐẸP

1 giờ 45 phút sáng ngày 31/ 3 và 1/ 4, vòng tứ kết Champions League sẽ diễn ra. Tâm điểm là hai cặp đấu Manchester United và Bayer Munich, Barcelona và Arsenal tái hiện lại hai trận chung ở mùa giải 1998 – 1999 và 2005 – 2006.


Đấu trí giữa các “thầy”

Ở vòng đấu knockout, khi trình độ cầu thủ không chênh lệch lớn vì vai trò điều quân khiển tướng của các “ông thầy” trở nên quan trọng. Điểm tên các HLV vòng tứ kết thì thấy: người thì có thâm niên trên 10 năm cầm quân; người trẻ thì đều vô địch quốc gia ngay khi mới khởi nghiệp nên các “ông thầy” đều là “cáo” chứ không có ai là “gà”.

Các “ông thầy” ít tên tuổi nhất lại cầm quân trong cuộc “nội chiến” nước Pháp. Dẫu hiện nay, quyền lực ở Ligue 1 hoàn toàn thuộc về Bordeaux nhưng ở đấu cúp mọi chuyện có thể khác. Lyon từ khi không còn Juninho và K. Benzema đã “latin hóa” với sự xông xáo của L. López, M. Bastos cộng với sức mạnh châu Phi của J. Makoun, B. Gomis, A. Cissokho khiến HLV C. Puel thường sử dụng lối đá phòng ngự phản cộng sắc bén. “Bại tướng” của chiến thuật này ở vòng 1/ 8 chính là “dải thiên hà” R. Madrid. Trái lại, Bordeaux lại luôn lối chơi tấn công dù đối thủ là ai đi chăng nữa. Song, bài học bị loại ở vòng bảng năm ngoái khiến L. Blanc “tỉnh” ra. Từ đó, cựu hậu vệ nổi tiếng một thời đã biết “công” và “thủ” biến hóa. Bước chuyển chiến thuật tỏ ra hiệu nghiệm khi ở vòng bảng Bordeaux đã đứng trên B. Munich và gián tiếp đẩy Juventus xuống giải đấu “hạng hai” Europa League. Nhiều khả năng sẽ là một kết quả hòa trên Gerland của Lyon, để đến ngày 8/ 4 hai đội mới thực sự quyết chiến để xem ai mới là đại diện cho nước Pháp chinh phục châu Âu.

Một trận đấu khác cũng sẽ ghi đậm dấu ấn của các HLV là Inter Milan và CSKA Moskva. Tài cầm quân của J. Mourinho thì khỏi phải bàn. Bên kia chiến tuyến, dù mới nắm quyền 5 tháng nhưng ông thầy “hàng nội” cập kê tứ tuần L. Slutsky tỏ ra “mát tay” khi đã đưa CSKA Moskva dẫn đầu giải vô địch quốc gia Nga sau 3 vòng đấu và tất nhiên, là lần đầu tiên lọt vào vòng tứ kết Champions League. Song, sẽ chẳng có bất ngờ trên sân Giuseppe Meazza bởi Inter đã tuyên bố: thà mất tất cả chứ nhất định không bỏ Champions League.

Trận đấu tâm điểm cho cuộc đấu trí của các ông thầy là cuộc chiến của Sir Alex Ferguson và L. Van Gaal. Xét về danh hiệu “ông thầy” người Hà Lan “còn khuya” mới so bì được với “ông chủ” của “quỷ đỏ”. Song nếu tính ở các cuộc đối đầu “tay đôi” thì kết quả là hòa. Mùa giải 1998 – 1999, M.U ở rơi vào bảng tử thần cùng với Barcelona – khi đó Van Gaal là HLV trưởng và B. Munich – đội bóng hiện tại ông đang dẫn dắt. Sau hai lượt đấu đều có tỉ số 3 – 3. Kết thúc vòng bảng, Barcelona bị loại, M.U cùng với Munich vào vòng 1/ 8. Và gặp lại nhau ở trận chung kết trên… sân Nou Camp của Barcelona. M.U thắng 2 – 1 nhờ hai bàn thắng ở 100 giây cuối; qua đó, hoàn thành “cú ăn ba” lịch sử. Trận đấu trên sân Arena tới đây không chỉ là cuộc phục hận của “hùm xám” xứ Bavaria mà có ý nghĩa phân cao thấp của hai chiến lược gia hàng đầu châu Âu từ 10 năm gần đây. M.U sẽ thi đấu cầm chừng bởi đến ngày 3/ 4, họ sẽ thi đấu trận “chung kết” Premier League với Chelsea để xem M.U có thể lập kỉ lục 4 lần liền vô địch hay không? Họ sẽ ra sân với đội hình 4 – 5 – 1 hoặc 4 – 4 – 1 – 1 với chỉ 1 trung phong cắm là W. Rooney. Hỗ trợ anh là một hàng tiền vệ 5 người. Mấu chốt của hàng tiền vệ đông đảo này là khi cần sẽ có một tiền đạo “ảo” tham gia việc ghi bàn nhưng quan trọng hơn là sẽ áp chế được những tiền vệ cánh hay bó vào trung lộ của Munich là F. Ribery và nhất là A. Robben. Robben chưa chắc đã ra sân nhưng dự bị B. Schweinsteiger cũng không phải là tiền vệ cánh thuần túy. Van Gaal sẽ sử dụng chiến thuật 4 – 4 – 2 hoặc 4 – 3 – 3 để chơi tấn công biên với sự cơ động của tiền vệ cánh mới mong thắng được “quỷ đỏ” ở thời điểm này vì cả ba tiền đạo của Munich là I. Olić, M. Klose, M. Gomes đều là những “sát thủ vòng cấm”. Nhiều khả năng họ sẽ “tắt điện” khi gặp hai hậu vệ “hộ pháp” R. Ferdinand và N. Vidic.

“Mãn nhãn” ở London

Do đã nặng về chiến thuật nên ba trận đấu trên sẽ không phải là cuộc đấu của bóng đá đẹp. Những ai thích xem một trận đấu “mở” nên bật T.V để xem trận đấu trên sân Emirates.

Trước trận đấu, giáo sư A. Wenger của Arsenal có nói đại ý rằng: bóng đá đẹp không chỉ có Barcelona “độc quyền”, Arsenal cũng là bậc thầy kĩ thuật. Thực ra, đó chỉ là “đòn gió” của “ông thầy” người Pháp. Bản thân Wenger có lẽ cũng thừa hiểu đẳng cấp và kinh nghiệm của các cầu thủ Barcelona với thủ lĩnh là “siêu nhân” L. Messi thừa sức “át vía” “những đứa trẻ” của ông.

Trước trận đấu, hai cầu thủ chơi kỹ thuật nhất của cả hai đội là A. Iniesta (Barcelona) và C. Fabregas (Arsenal) nhiều khả năng sẽ không thể thi đấu. Song với những con người còn lại, rõ ràng, trận đấu này xứng đáng được người ta chờ đợi là trận đấu “mãn nhãn” nhất vòng tứ kết.

Nếu kịch bản trận đấu diễn ra theo hướng “mở” thì kết quả trận đấu phụ thuộc hoàn toàn vào màn trình diễn của các cầu thủ chứ không phải là màn đấu trí của HLV như ba cặp đấu còn lại.

Hàm Đan

KHÔNG CÓ BÓNG ĐÁ ĐẸP

1 giờ 45 phút sáng ngày 31/ 3 và 1/ 4, vòng tứ kết Champions League sẽ diễn ra. Tâm điểm là hai cặp đấu Manchester United và Bayer Munich, Barcelona và Arsenal tái hiện lại hai trận chung ở mùa giải 1998 – 1999 và 2005 – 2006.


Đấu trí giữa các “thầy”

Ở vòng đấu knockout, khi trình độ cầu thủ không chênh lệch lớn vì vai trò điều quân khiển tướng của các “ông thầy” trở nên quan trọng. Điểm tên các HLV vòng tứ kết thì thấy: người thì có thâm niên trên 10 năm cầm quân; người trẻ thì đều vô địch quốc gia ngay khi mới khởi nghiệp nên các “ông thầy” đều là “cáo” chứ không có ai là “gà”.

Các “ông thầy” ít tên tuổi nhất lại cầm quân trong cuộc “nội chiến” nước Pháp. Dẫu hiện nay, quyền lực ở Ligue 1 hoàn toàn thuộc về Bordeaux nhưng ở đấu cúp mọi chuyện có thể khác. Lyon từ khi không còn Juninho và K. Benzema đã “latin hóa” với sự xông xáo của L. López, M. Bastos cộng với sức mạnh châu Phi của J. Makoun, B. Gomis, A. Cissokho khiến HLV C. Puel thường sử dụng lối đá phòng ngự phản cộng sắc bén. “Bại tướng” của chiến thuật này ở vòng 1/ 8 chính là “dải thiên hà” R. Madrid. Trái lại, Bordeaux lại luôn lối chơi tấn công dù đối thủ là ai đi chăng nữa. Song, bài học bị loại ở vòng bảng năm ngoái khiến L. Blanc “tỉnh” ra. Từ đó, cựu hậu vệ nổi tiếng một thời đã biết “công” và “thủ” biến hóa. Bước chuyển chiến thuật tỏ ra hiệu nghiệm khi ở vòng bảng Bordeaux đã đứng trên B. Munich và gián tiếp đẩy Juventus xuống giải đấu “hạng hai” Europa League. Nhiều khả năng sẽ là một kết quả hòa trên Gerland của Lyon, để đến ngày 8/ 4 hai đội mới thực sự quyết chiến để xem ai mới là đại diện cho nước Pháp chinh phục châu Âu.

Một trận đấu khác cũng sẽ ghi đậm dấu ấn của các HLV là Inter Milan và CSKA Moskva. Tài cầm quân của J. Mourinho thì khỏi phải bàn. Bên kia chiến tuyến, dù mới nắm quyền 5 tháng nhưng ông thầy “hàng nội” cập kê tứ tuần L. Slutsky tỏ ra “mát tay” khi đã đưa CSKA Moskva dẫn đầu giải vô địch quốc gia Nga sau 3 vòng đấu và tất nhiên, là lần đầu tiên lọt vào vòng tứ kết Champions League. Song, sẽ chẳng có bất ngờ trên sân Giuseppe Meazza bởi Inter đã tuyên bố: thà mất tất cả chứ nhất định không bỏ Champions League.

Trận đấu tâm điểm cho cuộc đấu trí của các ông thầy là cuộc chiến của Sir Alex Ferguson và L. Van Gaal. Xét về danh hiệu “ông thầy” người Hà Lan “còn khuya” mới so bì được với “ông chủ” của “quỷ đỏ”. Song nếu tính ở các cuộc đối đầu “tay đôi” thì kết quả là hòa. Mùa giải 1998 – 1999, M.U ở rơi vào bảng tử thần cùng với Barcelona – khi đó Van Gaal là HLV trưởng và B. Munich – đội bóng hiện tại ông đang dẫn dắt. Sau hai lượt đấu đều có tỉ số 3 – 3. Kết thúc vòng bảng, Barcelona bị loại, M.U cùng với Munich vào vòng 1/ 8. Và gặp lại nhau ở trận chung kết trên… sân Nou Camp của Barcelona. M.U thắng 2 – 1 nhờ hai bàn thắng ở 100 giây cuối; qua đó, hoàn thành “cú ăn ba” lịch sử. Trận đấu trên sân Arena tới đây không chỉ là cuộc phục hận của “hùm xám” xứ Bavaria mà có ý nghĩa phân cao thấp của hai chiến lược gia hàng đầu châu Âu từ 10 năm gần đây. M.U sẽ thi đấu cầm chừng bởi đến ngày 3/ 4, họ sẽ thi đấu trận “chung kết” Premier League với Chelsea để xem M.U có thể lập kỉ lục 4 lần liền vô địch hay không? Họ sẽ ra sân với đội hình 4 – 5 – 1 hoặc 4 – 4 – 1 – 1 với chỉ 1 trung phong cắm là W. Rooney. Hỗ trợ anh là một hàng tiền vệ 5 người. Mấu chốt của hàng tiền vệ đông đảo này là khi cần sẽ có một tiền đạo “ảo” tham gia việc ghi bàn nhưng quan trọng hơn là sẽ áp chế được những tiền vệ cánh hay bó vào trung lộ của Munich là F. Ribery và nhất là A. Robben. Robben chưa chắc đã ra sân nhưng dự bị B. Schweinsteiger cũng không phải là tiền vệ cánh thuần túy. Van Gaal sẽ sử dụng chiến thuật 4 – 4 – 2 hoặc 4 – 3 – 3 để chơi tấn công biên với sự cơ động của tiền vệ cánh mới mong thắng được “quỷ đỏ” ở thời điểm này vì cả ba tiền đạo của Munich là I. Olić, M. Klose, M. Gomes đều là những “sát thủ vòng cấm”. Nhiều khả năng họ sẽ “tắt điện” khi gặp hai hậu vệ “hộ pháp” R. Ferdinand và N. Vidic.

“Mãn nhãn” ở London

Do đã nặng về chiến thuật nên ba trận đấu trên sẽ không phải là cuộc đấu của bóng đá đẹp. Những ai thích xem một trận đấu “mở” nên bật T.V để xem trận đấu trên sân Emirates.

Trước trận đấu, giáo sư A. Wenger của Arsenal có nói đại ý rằng: bóng đá đẹp không chỉ có Barcelona “độc quyền”, Arsenal cũng là bậc thầy kĩ thuật. Thực ra, đó chỉ là “đòn gió” của “ông thầy” người Pháp. Bản thân Wenger có lẽ cũng thừa hiểu đẳng cấp và kinh nghiệm của các cầu thủ Barcelona với thủ lĩnh là “siêu nhân” L. Messi thừa sức “át vía” “những đứa trẻ” của ông.

Trước trận đấu, hai cầu thủ chơi kỹ thuật nhất của cả hai đội là A. Iniesta (Barcelona) và C. Fabregas (Arsenal) nhiều khả năng sẽ không thể thi đấu. Song với những con người còn lại, rõ ràng, trận đấu này xứng đáng được người ta chờ đợi là trận đấu “mãn nhãn” nhất vòng tứ kết.

Nếu kịch bản trận đấu diễn ra theo hướng “mở” thì kết quả trận đấu phụ thuộc hoàn toàn vào màn trình diễn của các cầu thủ chứ không phải là màn đấu trí của HLV như ba cặp đấu còn lại.

Hàm Đan