Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010

THƯ MỜI CỘNG TÁC MẢNG VĂN HỌC

Chả là thế này, có một bác phụ trách trang văn học về hưu. Cả phòng chả ai học văn nên em phải gánh. Ờ thì bạn bè văn chương cũng đông nhưng mà vì báo em bao cấp kh bán ở ngoài thành thử chả mấy người ỏ ê gửi bài. Vì vậy, em viết cái thư mời (thực chất là vài điều cần lưu ý) để trước là mời các bác cộng tác; hai là mấy điều lưu ý để hợp với gu báo em.

Thanks!

Vài điều cần lưu ý:

 Về truyện dịch: độ dài thông thường là trên dưới 1.500 chữ, quá lắm không quá 2.000 chữ. Ngoài ra, còn mục cho truyện cực ngắn (dưới 800 chữ).

- Tiểu luận: thông thường 1.000 chữ, quá lắm không quá 1.500 chữ. Các tiểu luận nếu dài thì chỉ trích dịch (nếu không biết đoạn nào hay có thể nói qua để tư vấn nên dịch đoạn nào)

- Thơ thì thấy gì hay cứ dịch nhưng tốt nhất nên dịch các bài cùng 1 tác giả, 1 quốc gia hoặc một trào lưu nào đó…

- Có mục “Nghĩ về nghề”: dịch những suy ngẫm của nhà văn về nghề nghiệp, về một tác phẩm nào đó… (độ dài dưới 1.000 chữ)

- Ghi lĩnh vực sở trường của các tác giả để tìm cho dễ nhưng nếu tìm được tác phẩm nào hay khác thì cứ dịch. VD: V.S Naipaul chỉ viết văn nhưng thử xem ông có bài tiểu luận, thơ hay suy ngẫm về nghề gì không?

- Trước khi dịch nên tìm trên mạng (không cần chú ý xem đã in sách hay không) để xem tác phẩm ấy đã được ai dịch trước chưa? Các bản dịch có thể đã đăng trên mạng nhưng không sử dụng các bản dịch đã đăng trên báo giấy trước đó.

- Nguồn truyện dịch nên tìm ở các tạp chí nào chuyên về văn chương hoặc mục văn chương ở các tạp chí (như ở Pháp tờ Le Figaro có mục văn chương)

- Các bài gửi đến, nhớ ghi số điện thoại (nếu ở HN), ở các tỉnh xa hoặc nước ngoài thì ghi địa chỉ với tên thật trong chứng minh thư để liên lạc thanh toán nhuận bút.



Về các mục khác:

- Thời đàm: viết về vấn đề văn học, văn hóa, xã hội dưới góc nhìn tinh tế kiểu văn chương (dưới 1.200 chữ)

- Tản văn, tạp văn không quá 1.000 từ

- Truyện ngắn sáng tác: dung lượng trên dưới 1500 từ

- Mục “Khơi dòng cổ văn”; nói về một vấn đề nào đó của văn học trung đại Việt Nam (độ dài dưới 1.000 chữ).

- Café sách: điểm sách hay và mới (dưới 1.000 chữ)

….

(Nếu bạn nào có ý tưởng gì xin góp ý)



Địa chỉ nhận bài, giải đáp thắc mắc: hoanghoangqdnd@gmail.com



List nhà văn nước ngoài để tìm kiếm tác phẩm dịch:



Jorge Luis Borges (nhà văn, nhà thơ, nhà tiểu luận)

Italo Calvino (nhà văn, nhà tiểu luận)

Julio Cortazar (nhà văn)

Abe Kobo (nhà văn)

Umberto Eco (nhà văn, nhà tiểu luận)

Joyce Carol Oates (nhà văn)

Jean-Marie Gustave Le Clézio (nhà văn) Nobel Văn học 2008

Claude Simon (nhà văn) Nobel 1985

Michel Butor (nhà văn)

Milan Kundera (nhà văn, nhà tiểu luận)

Linda Le (nhà văn, nhà tiểu luận)

Chinua Achebe (nhà văn)

Jean-Francois Lyotard (nhà tiểu luận)

Trinh Thi Minh Ha (nhà văn Việt viết văn tiếng Anh)

Dinh Linh (nhà văn Việt viết văn tiếng Anh)

V.S Naipaul (nhà văn) Nobel 2001

Haruki Murakami (nhà văn)

Tim O’Brien (nhà văn)

Orhan Pamuk (nhà văn) Nobel 2006

Georges Perec (nhà văn)

Octavio Paz (nhà thơ, nhà tiểu luận) Nobel 1990

Jacques Prevert (nhà thơ)

Raymond Queneau (nhà văn, nhà tiểu luận)

Alain Robber-Grillet (nhà văn, nhà tiểu luận)

Philip Roth (nhà văn)

Tony Morrison (nhà văn) Nobel 1993

Naguib Mahfouz (nhà văn) Nobel 1988

Marcel Proust (nhà văn)

Albert Camus (nhà văn, nhà triết học) Nobel 1957

Nadine Gordimer (nhà văn) Nobel 1991

John Updike (nhà văn)

Amelie Nothomb (nhà văn)

Nathalie Sarraute (nhà văn)

Tristan Tzara (nhà thơ, nhà tiểu luận)

Mario Vargas Llosa (nhà văn, nhà tiểu luận) Nobel 2010

Kurt Vonnegut (nhà văn)

Vương An Ức (Wang Anyi) (nhà văn)

Ludwig Wittgenstein (nhà văn, nhà triết học)

Ryunosuke Akutagawa (nhà văn)

Michel Houellebecq (nhà văn)

Cao Hành Kiện (Gao Xinjian) (nhà văn) Nobel 2000

Derek Walcott (nhà thơ) Nobel 1992

Roland Barthes (nhà tiểu luận)

Jose Saramago (nhà văn) Nobel 1998

Michel Foucault (nhà triết học)

Herta Muller (nhà thơ, văn, tiểu luận) Nobel 2009

Gunter Grass (nhà văn) Nobel 1999

Heinrich Theodor Böll (nhà văn) Nobel 1972

Nelly Sachs (nhà thơ) Nobel 1966

Thomas Mann (nhà văn) Nobel 1929

Gerhart Johann Robert Hauptmann (nhà văn) Nobel 1912

Paul Johann Ludwig von Heyse (nhà văn, thơ) Nobel 1910

Rudolf Christoph Eucken (nhà triết học) Nobel 1908

Christian Matthias Theodor Mommsen (nhà vă, sử gia) Nobel 1902

Carl Spitteler (nhà văn, thơ) Nobel 1919

Hermann Hesse (nhà văn, thơ) Nobel 1946

Elias Canetti (nhà văn) Nobel 1981

Elfriede Jelinek (nhà văn) Nobel 2004

Lâm Ngữ Đường (Lin Yutang) (nhà văn)