Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

ĐƯỜNG XA VẠN DẶM

1 giờ 45 phút ngày 29/ 4 (giờ Việt Nam), trận đấu tâm điểm vòng bán kết Champions League 2010 giữa đội chủ nhà Barcelona và Inter Milan sẽ diễn ra. 3 – 1 nghiêng về Inter là tỉ số lượt đi và hiển nhiên cửa thắng cho đội bóng “xanh – đen” thành Milan đang mở rộng hơn bao giờ hết.

Khoảng cách từ thành phố lớn nhất Tây Ban Nha là Barcelona đến thủ đô Madrid – có sân vận động huyền thoại Santiago Bernabéu nơi sẽ tổ chức trận chung kết UEFA Champions League 2010 là 504.64 km gần hơn nhiều so với khoảng cách 1187.73 km nếu tính từ thành phố Milan ở nước Ý. Con đường dẫn đến khung thành thủ môn J. César (Inter) chỉ là 107 m theo chiều dọc sân Nou Camp; nhưng với khoảng cách 2 bàn thắng thì con đường bảo vệ “ngôi vương” của Barcelona trở nên xa xôi vạn dặm.

Ngoài lợi thế được thi đấu trên sân nhà, một tin vui cho các cầu thủ Barcelona là “người không phổi” W. Sneijder của Inter không rõ có thi đấu hay không sau khi phải tập tễnh rời sân ở trận Inter thắng Atalanta 3 – 1 tại Serie A hồi cuối tuần. Vắng W. Sneijder, Inter không chỉ vắng một cầu thủ cần cù, sáng tạo với những cú sút xa khó lường mà quan trọng hơn sơ đồ chiến thuật 4 – 3 – 1 – 2 được HLV J. Mourinho áp dụng thành công từ đầu mùa giải sẽ hết “linh”. Nếu áp dụng sơ đồ cũ, G. Pandev có thể đá “trám” vị trí mà tiền vệ người Hà Lan bỏ lại. Với thể lực sung mãn, anh hoàn toàn có thể làm hàng tiền vệ Barcelona mất sức nhưng rõ ràng, tiền đạo người Macedonia không phải là mẫu “cầu thủ số 10” có khả năng làm hộ công sáng tạo. Nhiều khả năng J. Mourinho sẽ áp dụng sơ đồ 4 – 4 – 1 – 1 bởi nó không chỉ có khả năng phòng thủ tốt mà với hai mũi nhọn là D. Milito (tiền đạo lùi) và S. Eto’o (trung phong) có tốc độ tốt phù hợp với lối chơi phản công theo kiểu “bật lò xo” - “đặc sản” của J. Mourinho từ hồi Chelsea sẽ tiếp tục được phát huy. J. Mourinho thừa hiểu: khi bị dồn vào bước đường cùng thì Barcelona sẽ tấn công điên cuồng và việc chơi phòng thủ từ đầu để giữ cách biệt hai bàn không khác gì việc tự sát.

Mất mát nhân sự đáng kể nhất của Barcelona là đội trưởng – hậu vệ C. Puyol sẽ vắng mặt vì bị treo giò và tiền vệ sáng tạo A. Iniesta bị chấn thương. Hàng hậu vệ không phải là nỗi lo của ông J. Guadiola khi mà R. Marquez, Gabriel Milito (em trai D. Milito bên Inter), G. Pique… đều là những hậu vệ có đẳng cấp; trường hợp của A. Iniesta đã có Xavi và hàng tiền vệ cơ bắp gánh vác. Điều làm ông đau đầu là trừ Z. Ibrahimovic với phong độ phập phù thì không ai có thể là “sát thủ vòng cấm”. “Siêu nhân” L. Messi ở lượt đi trở nên nhạt nhòa trước “lão tướng” – đồng hương J. Zanetti; vì thế, có thể anh sẽ đá hộ công như trận chung kết ở Roma năm ngoái trước M.U. Nhưng với J. Mourinho, “bổn cũ soạn lại” khó làm ông thầy luôn tự nhận là “đặc biệt” này bị bất ngờ.

Với chiến tích “ăn sáu” ngay mùa giải đầu tiên cầm quân, cũng có thể gọi J. Guadiola là “người đặc biệt”. Nhưng trận đấu đêm nay, vị tướng trẻ sẽ sử dụng “bài” gì để vượt qua “người đặc biệt” J. Mourinho? Hẳn, ông đã có sẵn đối sách mà 90 phút so tài tại Nou Camp sẽ lộ ra.

Hàm Đan

ĐƯỜNG XA VẠN DẶM

1 giờ 45 phút ngày 29/ 4 (giờ Việt Nam), trận đấu tâm điểm vòng bán kết Champions League 2010 giữa đội chủ nhà Barcelona và Inter Milan sẽ diễn ra. 3 – 1 nghiêng về Inter là tỉ số lượt đi và hiển nhiên cửa thắng cho đội bóng “xanh – đen” thành Milan đang mở rộng hơn bao giờ hết.

Khoảng cách từ thành phố lớn nhất Tây Ban Nha là Barcelona đến thủ đô Madrid – có sân vận động huyền thoại Santiago Bernabéu nơi sẽ tổ chức trận chung kết UEFA Champions League 2010 là 504.64 km gần hơn nhiều so với khoảng cách 1187.73 km nếu tính từ thành phố Milan ở nước Ý. Con đường dẫn đến khung thành thủ môn J. César (Inter) chỉ là 107 m theo chiều dọc sân Nou Camp; nhưng với khoảng cách 2 bàn thắng thì con đường bảo vệ “ngôi vương” của Barcelona trở nên xa xôi vạn dặm.

Ngoài lợi thế được thi đấu trên sân nhà, một tin vui cho các cầu thủ Barcelona là “người không phổi” W. Sneijder của Inter không rõ có thi đấu hay không sau khi phải tập tễnh rời sân ở trận Inter thắng Atalanta 3 – 1 tại Serie A hồi cuối tuần. Vắng W. Sneijder, Inter không chỉ vắng một cầu thủ cần cù, sáng tạo với những cú sút xa khó lường mà quan trọng hơn sơ đồ chiến thuật 4 – 3 – 1 – 2 được HLV J. Mourinho áp dụng thành công từ đầu mùa giải sẽ hết “linh”. Nếu áp dụng sơ đồ cũ, G. Pandev có thể đá “trám” vị trí mà tiền vệ người Hà Lan bỏ lại. Với thể lực sung mãn, anh hoàn toàn có thể làm hàng tiền vệ Barcelona mất sức nhưng rõ ràng, tiền đạo người Macedonia không phải là mẫu “cầu thủ số 10” có khả năng làm hộ công sáng tạo. Nhiều khả năng J. Mourinho sẽ áp dụng sơ đồ 4 – 4 – 1 – 1 bởi nó không chỉ có khả năng phòng thủ tốt mà với hai mũi nhọn là D. Milito (tiền đạo lùi) và S. Eto’o (trung phong) có tốc độ tốt phù hợp với lối chơi phản công theo kiểu “bật lò xo” - “đặc sản” của J. Mourinho từ hồi Chelsea sẽ tiếp tục được phát huy. J. Mourinho thừa hiểu: khi bị dồn vào bước đường cùng thì Barcelona sẽ tấn công điên cuồng và việc chơi phòng thủ từ đầu để giữ cách biệt hai bàn không khác gì việc tự sát.

Mất mát nhân sự đáng kể nhất của Barcelona là đội trưởng – hậu vệ C. Puyol sẽ vắng mặt vì bị treo giò và tiền vệ sáng tạo A. Iniesta bị chấn thương. Hàng hậu vệ không phải là nỗi lo của ông J. Guadiola khi mà R. Marquez, Gabriel Milito (em trai D. Milito bên Inter), G. Pique… đều là những hậu vệ có đẳng cấp; trường hợp của A. Iniesta đã có Xavi và hàng tiền vệ cơ bắp gánh vác. Điều làm ông đau đầu là trừ Z. Ibrahimovic với phong độ phập phù thì không ai có thể là “sát thủ vòng cấm”. “Siêu nhân” L. Messi ở lượt đi trở nên nhạt nhòa trước “lão tướng” – đồng hương J. Zanetti; vì thế, có thể anh sẽ đá hộ công như trận chung kết ở Roma năm ngoái trước M.U. Nhưng với J. Mourinho, “bổn cũ soạn lại” khó làm ông thầy luôn tự nhận là “đặc biệt” này bị bất ngờ.

Với chiến tích “ăn sáu” ngay mùa giải đầu tiên cầm quân, cũng có thể gọi J. Guadiola là “người đặc biệt”. Nhưng trận đấu đêm nay, vị tướng trẻ sẽ sử dụng “bài” gì để vượt qua “người đặc biệt” J. Mourinho? Hẳn, ông đã có sẵn đối sách mà 90 phút so tài tại Nou Camp sẽ lộ ra.

Hàm Đan

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010

NỐI DÀI GIẤC MƠ?

1 giờ 45 phút sáng ngày 22/ 4 (giờ VN), Lyon sẽ đến “hang hùm” để so tài cùng Bayern. Trừ fan Lyon, chẳng ai đặt cửa thắng cho Lyon nhưng ai cấm người ta có quyền mơ ước, nhất là khi giấc mơ còn đang dang dở.

Bayern Munich vào đến vòng bán kết là điều mà ít người nghĩ đến thì việc O. Lyon có cơ hội bước vào trận chung kết chắc chắn là bất ngờ lớn nhất của Champions League năm nay bởi thành tích tốt nhất của “Sư tử sông Rhones” mới chỉ là lọt tới vòng tứ kết. Hồi năm 2008, khi Lyon bị M.U loại khỏi vòng knockout đầu tiên, báo thể thao hàng đầu nước Pháp L’Equipe đã có bức biếm họa khi vẽ một con sư tử “hiền lành” như “tiểu hổ” ngồi ngước nhìn cúp bạc. Giờ là lúc các học trò của ông C. Puel khiến những kẻ thích “cười mỉa” phải dành cho họ một sự tôn trọng.

Nhìn lại quãng đường đã qua, trong khi “Hùm xám” “toát mồ hôi” vượt qua Fiorentina và M.U cùng một kịch bản là luật bàn thắng trên sân khách thì O. Lyon lại oai hùng hạ “dải ngân hà” Real và người anh em – đương kim vô địch nước Pháp Bordeaux với các tỉ số thuyết phục.

“Bí quyết” thành công của O.Lyon thực ra rất đơn giản. Thứ nhất, nhờ được thi đấu liên tục ở Champions League gần 10 mùa giải nên các cầu thủ “hạng hai” đến từ League 1 đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm chính vì thế không cảm thấy “căng cứng” khi gặp các “đại gia”. Thứ hai, chiến thuật phòng ngự phản công với mũi nhọn Lisandro Lopez tỏ ra sắc bén như… dao cạo. Và cuối cùng là yếu tố tâm lí, Lyon thi đấu thoải mái còn các đối thủ của họ tỏ ra chủ quan. Bayern Munich thắng là nhờ “tinh thần thép” của người Đức, sự tinh quái trong lối chơi của đội hình chất lượng và một chút… may mắn.

“Bản lĩnh Đức” giúp “Hùm xám” thoát được “cửa tử” đến hai lần song có thể vì thế họ nảy sinh sự tự mãn. Ông Van Gaal thừa hiểu cái giá của việc xem thường đối thủ nên không thể ra sân tâm lí “anh cả” với Lyon. “Hùm xám” sẽ tấn công từ hai cánh là chủ đạo dù cho F. Ribery chưa chắc sẽ thi đấu vì đau cơ trong trận đại thắng 7 – 0 Hannover 96 cuối tuần vừa rồi. Tuyến phòng ngự Lyon sẽ không “dại” tìm cách khống chế riêng hai cánh của Bayern bởi việc thực tế việc “bắt chết” hai “mũi khoan” F. Ribery và nhất là A. Robben là điều không thể trong thời điểm hiện nay. Rất có thể, C. Puel sẽ sử dụng số đông cầu thủ ở sân nhà để hạn chế những pha phối hợp ngắn, nhuyễn của đối thủ. Bài phản công của Lyon vẫn sẽ như ở hai vòng knocknout trước là sử dụng những đường chuyền vượt tuyến để các tiền đạo – “vận động viên… điền kinh” đua tốc độ!

Sẽ là bất ngờ nối tiếp bất ngờ nếu Lyon “quật ngã” Bayern ngay tại sân Arena Munich. Lyon chỉ mơ “cầm cự” với một kết quả có lợi để rồi mới tung hết sức ở sân nhà vào tuần sau.

Hàm Đan

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

BẢO TỒN CẢNH QUAN - "TẦM NHÌN XA" TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Ở nhiều nơi, các di tích lịch sử và tâm linh bị biến tướng do thương mại hóa một câu chuyện dài kì. Song, có một điều đáng quan ngại khác là tình trạng cảnh quan thiên nhiên xung quanh di tích cũng thường bị con người xâm phạm vì những lợi ích kinh tế trước mắt. Làm sao để dung hòa? Bài toán quả là khó nhưng không phải là không có lời giải. Mô phát triển du lịch du lịch gắn chặt với bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) là phương án tham khảo có giá trị thực tiễn lâu dài.

Ninh Bình có Cố đô Hoa Lư – kinh đô của ba triều đại vẫn còn nhiều di tích quý giá như đền vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Lê Đại Hành… Bao quanh cố đô là một quần thể núi đá vôi tạo ra cảnh quan thiên nhiên được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn”, đẹp hoang sơ khiến người thưởng lãm ngỡ ngàng. Nhưng, quần thể núi đá vôi này cũng lại là nguyên liệu cho nền công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, xung quanh khu vực không hề có một cơ sở khai thác đá nào tồn tại. Những ngọn núi xung quanh đền vua Đinh và vua Lê chưa hề bị xâm phạm mà vẫn y nguyên như hơn một nghìn năm trước. Cách xa hai đền khoảng 5 ki – lô – mét, những ngọn núi ở đằng ngoài mới bị xí nghiệp khai thác đá “gặm” nhưng theo lời anh Hoán – cán bộ Sở văn hóa cho biết thì xí nghiệp này đã phải chấm dứt hoạt động. Xung quanh con đường mới mở từ thành phố Ninh Bình lên cố đô Hoa Lư công tác giải phóng mặt bằng đã làm rất tốt không chỉ khiến cho tốc độ thi công nhanh mà góp phần làm cảnh quan hai bên đường trở nên đẹp hơn tránh tình trạng nhà ngay mặt đường gây ảnh hưởng đến mỹ quan mà tự nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.

Rõ ràng, nếu chỉ có sự kêu gọi bảo tồn cảnh quan di tích một cách chung chung của những người làm văn hóa – du lịch mà thiếu sự phối hợp chặt chẽ, các biện pháp thực thi đồng bộ của các cơ quan có trách nhiệm như kế hoạch đầu tư, xây dựng, thậm chí là cả… công an thì khó mà bảo tồn tốt cảnh quan thiên nhiên góp phần nâng giá trị di tích văn hóa lịch sử và tâm linh như ở cố đô Hoa Lư. Ở thời buổi hậu công nghiệp, người ta tìm về cội nguồn lịch sử và chốn linh thiêng để tâm hồn thanh tịnh; với cảnh quan còn nguyên sơ đặc thù của cố đô Hoa Lư chính là một lợi thế “cạnh tranh” với các di tích khác. Quan trọng hơn là bảo tồn nguyên bản giá trị văn hóa và tâm linh cho các thế hệ người Việt mai sau. Đó quả là “tầm nhìn xa” cần có cho những người làm văn hóa – du lịch cần có ý thức thường trực.

Hàm Đan

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2010

NGÔI ĐẦU ĐỔI CHỦ

Cuối tuần vừa rồi, ở cả ba giải bóng đá hàng đầu châu Âu là Anh, Ý, Tây Ban Nha, ngôi đầu đã có chủ mới trong bối cảnh chưa đến 10 vòng đấu nữa các giải đấu sẽ “hạ màn”. Sẽ là quá sớm để cho rằng: những “kẻ đảo chính” sẽ trở thành “tân vương”. Nhưng đã có thể khẳng định chưa mùa giải nào mà các cuộc đua đến ngôi vô địch đồng loạt hấp dẫn và gay cấn như mùa giải năm nay.

M.U – “MỆT QUÁ ĐÔI CHÂN NÀY…”

Trong lúc Chealse “bận bịu” hạ Aston Villa 3 – 0 tại Bán kết cúp F.A thì M.U không lợi dụng được để chiếm ngôi đầu khi bị cầm chân không bàn thắng trên sân của Blackburn Rovers. Khâu dứt điểm kém của M.U khi thiếu “đầu tàu” W. Rooney đã lộ rõ song nguyên nhân chính là tinh thần và thể lực của M.U giảm rõ rệt sau khi bị “Hùm xám” loại khỏi Champions League. Những đôi chân mệt mỏi, thiếu sức chiến đấu của D. Berbatov, L. Nani, P. Scholes… đã không thể giẫm nát “hoa hồng đen”, khiến M.U đã lâm vào thế khó trong cuộc đua đến ngôi vô địch khi ít hơn 1 điểm nhưng thi đấu nhiều hơn 1 trận.

Quãng đường ngắn ngủi còn lại cả M.U và Chealse đều gặp hai trận đấu khó. M.U sẽ quyết đấu với “người hàng xóm” “ngổ ngáo” Manchester City và “gà trống” Tottenham. Chealse cũng gặp “gà trống” và còn phải tiếp “quỷ đỏ” Liverpool. Cơ hội là chia đều cho cả hai bên nhưng ngay cả fan trung thành nhất của M.U cũng phải thừa nhận Chealse – với lợi thế điểm số, lực lượng và tinh thần tốt hơn nhiều khả năng “soán ngôi” của “quỷ đỏ”.

REAL MADRID – TRÔNG BÓNG NGƯỜI XƯA…

“Tháng tư… gãy súng” – câu nói “lóng” này hoàn toàn phù hợp với Real khi họ bị “đá văng” khỏi vòng knockout đầu tiên Champions League. Và sau đó, thua trận “chung kết” La Liga trước “đại kình địch” Barcelona ngay tại sân nhà.

Nguyên nhân thất bại của Real Madrid nằm ngay trong cấu trúc đội hình của họ khi mà hàng tiền đạo và hộ công quá nhiều và dẫm chân nhau trong khi tiền vệ phòng ngự và hàng hậu vệ vừa yếu vừa mỏng; đã thế lại không hẳn chuyên phòng ngự, nhất là hậu vệ biên.

Sơ đồ chiến thuật 4 – 3 – 1 – 2 mà HLV M. Pellegrini áp dụng tỏ ra không khoa học và thiếu phù hợp với thực tế nhân sự. Trong ba tiền vệ đứng sau Kaka, chỉ có X. Alonso có khả năng phát động tấn công với những cú chuyền xa, hai người còn lại thực tế chỉ là “máy quét”. “Ngòi nổ” trong lối chơi đổ dồn vào Kaka. Ở những trận đấu quyết định (chẳng hạn gặp Lyon), Kaka bị “bắt bài” thì hai tiền đạo phía trên “đói bóng”. Đã “cuống” thì khó sút cho “chuẩn”. Bản thân Kaka thời hoàng kim nhất ở AC Milan chưa bao giờ anh là hộ công ở giữa sân mà luôn có thiên hướng chếch về bên trái. Vậy ai sẽ là là người thay thế Kaka? Có thể trả lời đó là W. Sneijder. Nhưng đáng tiếc anh đã là người xưa của Real. Người bị hắt hủi, bán tống bán tháo với giá 15 triệu Euro hồi hè đã tỏa sáng rực rỡ ở đội bóng mới Inter Milan. Có thể nói không ngoa rằng, W. Sneijder là “lá phổi” của Inter giúp cho đội bóng lọt vào tận bán kết Champions League năm nay.

Một người xưa khác của Real cũng giúp đội bóng mới lọt vào bán kết Champions League là A. Robben (bán cho Bayer Munich với giá 25 triệu euro). Phong độ chói sáng của “người Hà Lan bay” khiến cho nhiều cổ động viên Real tiếc nuối: Giá mà chỉ cho mượn… Song, vệc bán A. Robben không hẳn đã sai lầm khi mà “đôi chân pha lê” “tập tễnh” trong bệnh viện nhiều hơn chạy trên sân. Đã vậy, vị trí tiền vệ cánh phải của A. Robben ở Real hiện tại có một người làm tốt hơn, đó chính là C. Ronaldo. Anh nên là cầu thủ đá cánh phải để thường xuyên đột phá vào vòng 16m50. Có lẽ, ảo tưởng từ thành tích ghi tới 42 bàn mùa 2007 – 2008 cho M.U đã khiến HLV bố trí anh trở thành một tiền đạo cắm mà đáng lẽ nên dành cho K. Benzema hay Raul.

Kém 3 điểm trong khi còn 7 vòng đấu, cơ hội cho Real cán đích đầu tiên ở La Liga hoàn toàn chưa chấm dứt. Song, để trở thành “dải thiên hà” như đúng nghĩa có lẽ Real nên chờ ở mùa giải năm sau.

“NGƯỜI HÙNG THÀNH ROMA”

Người hùng ở thành Roma không phải là F. Totti mà là “thầy” của anh này là “gã thợ hàn” C. Ranieri. Tiếp quản “ghế nóng” từ L. Spalletti vào ngày 1/ 9/ 2009. Sau 33 trận cầm quân, “đội bóng màu bã trầu” đã thắng 20, hòa 8 và thua 5 trận. Với trận thắng Atalanta 2 – 1, AS Roma không chỉ nâng chuỗi trận bất bại ở Serie A lên con số 23 (kém kỉ lục dưới thời F Capello dẫn dắt đúng 1 trận) mà quan trọng hơn đã soán ngôi đầu của Inter Milan giữ từ đầu mùa giải đến nay.

Đã 9 mùa giải kể từ khi AS Roma đoạt scudetto, chưa bao giờ cơ hội “xưng vương” lại gần với AS Roma đến vậy. Đối thủ cạnh tranh là Inter thì đang bận “mang chuông đi đánh xứ… Catalan” ở cuối tháng 4, AC Milan thì đá vật vờ theo kiểu “vua chẳng cần ngai”. “Quân lính” thành Roma vẫn vậy, rõ ràng cái tài của “tướng” C. Ranieri đã giúp đội bóng “đổi vận”.

Hàm Đan

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

ĐẸP VÀ BUỒN

1. Hồi mới chân ướt chân ráo ra Hà Nội, có hôm đi chơi với một nhà báo kỳ cựu, qua Hàng Bông, ông chỉ: “Cái nhà có chữ “Cự-Chân” là nhà ông em rể của bác. Xưa giàu lắm! Cháu chú ý, hễ nhà nào có chữ “Cự” đứng đầu thì gốc đều ở làng Cự Đà cả”. Bẵng mấy năm sau, mới có dịp về cái làng giàu có nhất nhì xứ Bắc Kỳ (hồi Pháp thuộc), gặp lại cụm từ “Cự-Chân” ốp ở cổng nhà, thêm dòng chữ Hán theo lối chữ triện chứng tỏ gia chủ là người quyền thế.

Đọc tư liệu trước khi đi thực tế vẫn không sao hình dung nổi một làng chu vi chưa đến một ki-lô-mét vuông, ngoài nghề nông và nghề phụ là làm tương nếp thì sao lại giàu có đến độ từ năm 1929 đã có điện khi mà đa số dân ta thời đó nếu có nghe được rằng đèn sáng mà không cần dầu thì cho là chuyện nói khoác. Đến nơi, mới vỡ ra được nguyên do sự giàu có của Cự Đà. Làng nép theo dọc con sông Nhuệ, trải dài hình xương cá với những ngõ xóm đâm ngang. Cổng ngõ nào cũng chạy ra đến bờ sông với những thềm gạch vươn tận mép nước. “Nhất cận thị, nhị cận giang!”. Làng Cự Đà trở thành một bến sông trung chuyển hàng hóa đi khắp nơi. Có tiền nên những người giàu trong làng đi khắp chốn buôn bán. Nhiều người sau khi giàu có, về quê dựng “nhà Tây” để thành “nhà nghỉ cuối tuần” và để tiện cho những hôm giỗ chạp, hội hè.

Sau bao thăng trầm thời thế, nay Cự Đà mang một dáng vẻ nghèo khó quen thuộc của một làng quê thuần nông. Vẻ lam lũ của những ngôi nhà bao quanh vùi đi vẻ lộng lẫy vang bóng thủa nào của những ngôi biệt thự còn sót lại. Khách lạ qua đây có lẽ phải buông tâm trí theo dòng tưởng tượng để hiện lên một vài hình ảnh quá vãng: Những sớm mai, ánh nắng ngày mới soi bóng những biệt thự đổ bóng xuống dòng trong xanh… Khi đêm xuống, một vùng ven sông sáng bừng, trong nhà vang lên mấy bài hát tiếng Pháp thời danh , ghi trên đĩa than qua giọng ca Edith Piaf rền như chuông khánh… Suốt đêm, cột đèn đầu làng được thắp sáng như hải đăng báo hiệu cho những người dưới bến đang xuôi thuyền vào neo đậu bến quê...

Từ khi sông Nhuệ thành “sông chết” thì Cự Đà cũng lụi tàn dần. Bến sông thuyền bè tấp nập ngày nào giờ trơ lại những đèn đá tạc hình con cóc. Trên lưng vẫn còn có một cái lỗ để đèn dầu nhằm giúp thuyền bè lên bến. Vĩnh viễn nó không thể cõng trên lưng ánh sáng được nữa. Tất cả chỉ còn là di chỉ của ký ức.

2. Trừ khu "ba sáu phố phường", khó ở nơi nào có mật độ nhà cổ lại nhiều như Cự Đà; lạ lùng hơn, nơi này còn có đủ ba phong cách Việt, Trung Hoa và Pháp trên từng hoa văn trang trí. Số nhà thuần Việt còn lại không nhiều. May làm sao vẫn có một ngôi nhà cổ giữ nguyên vẹn là nhà ông Trịnh Thế Sủng. Ngôi nhà được cụ nội ông Sủng dựng từ năm 1874. Nhà có năm gian nên hay được gọi là nhà đại khoa. Tất cả nét kiến trúc vẫn mang đậm phong cách thời Nguyễn với kết cấu dùng thượng rường hạ kẻ, nét chạm khắc tinh vi trên xà, cột, vách gỗ chỉ bạc màu theo thời gian chứ hình dáng vẫn như hơn trăm năm trước.



Cũng với kết cấu mái truyền thống Việt nhưng nhà ông Đinh Như Lai lại là một ngôi nhà cổ đậm ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa. Bức cốn chạm nhiều hình tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) và các tích kiểu Bàn đào bát tiên, Bát tiên quá hải... Bộ cửa chính có phong cách Tàu đậm nét, lấy tích từ Tam quốc, Tây du ký, phía trên là những hình chữ Hán thể Triện được những nhà giàu người Tàu xưa ưa chuộng dành để trang trí.



Song, điểm riêng để Cự Đà được người ta biết đến là những ngôi nhà ảnh hưởng kiến trúc Pháp như nhà ông Đinh Văn Tường. Ngôi nhà này còn giữ được nhiều trang trí đúc bằng gốm tráng men của Pháp trên mặt tiền. Nhà xây kiểu dinh thự đối xứng năm phân vị dọc. Móng nhà xây bằng đá, lối vào nhà xây tam cấp càng cua, đẹp không kém những biệt thự Hà Nội cùng thời. Bên trong các biệt thự là sàn gỗ, cửa kính màu, hoa văn vẽ dập hoặc đắp nổi…
Các ngôi nhà khác ở Cự Đà không có phong cách nào trội lên mà các yếu tố từng phong cách xen lẫn với nhau hài hòa khiến người ngày nay phải lấy làm ngạc nhiên như cây cột Ionic của kiến trúc Hy-La đỡ cho một mái ngói! Nếu phải kể các chi tiết độc đáo của sự kết hợp ba trường phái kiến trúc trong từng nhà e rằng cần có cả một cuốn sách!

3. Cự Đà không có cảnh đẹp như ở Huế, Hội An mà chỉ có những hiện vật. Song chỉ cần gần 100 ngôi nhà cổ còn sót lại thì Cự Đà xứng đáng được tôn vinh là một di sản, nhất là trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội sắp đến gần. Ông Đinh Như Lai cho biết: Năm sau Cự Đà mới được công nhận là làng cổ để được bảo vệ và có kinh phí tu bổ. Hy vọng những lời ông Lai là đúng. Muộn ngày nào thì những di tích ở đây sẽ xuống cấp dần và nhất là bị phá dỡ để chuyển đổi mục đích sử dụng.

Khi mà đời sống người dân cần nhiều không gian để sinh sống thì việc thay những ngôi nhà cổ để xây “nhà lầu” là điều khó tránh khỏi. Chỉ có điều đằng sau sự thay đổi đó là một thái độ thờ ơ với di sản. Một người phụ nữ kể: Năm ngoái gia đình chị dỡ một phần ngôi nhà để xây mới thì những bức cuốn chạm hình chim phượng hoàng cắp cuốn thư gần 100 tuổi được… chẻ ra và nhóm lửa. Đằng sau lời kể ấy là nét mặt “hồn nhiên” như không. Khó trách những người nông dân không biết quan tâm di sản. Đời sống mưu sinh khó làm họ nhận thức họ đang sống trên một “mỏ vàng”. Nó càng khiến cho sự hoài niệm quá khứ vàng son của thời những người thượng lưu.

Hậu duệ cự phú ngày xưa giờ chỉ ao ước xây “nhà Hà Nội” để ở cho sướng. Họ đâu biết nhà lầu ở Hà Nội bây giờ chủ yếu là nhà ống với đủ các hình thù kỳ quái, xấu đến nỗi đã trở thành đề tài quen thuộc cho báo chí phê phán. Ở thời nào cũng có hiện trạng: Người ở phố xây nhà quê còn ở quê xây nhà phố. Nhưng những người giàu ở Cự Đà năm xưa đã biết học tập tinh hoa kiến trúc thế giới in dấu lên ngôi nhà của mình, để trăm năm nhìn lại đã là di sản kiến trúc quý báu. Cự Đà hôm nay đứng trước nguy cơ biến mất vào lịch sử, nếu không nhanh tay cứu vớt.

Hàm Đan

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010

DIỆT "Ổ DỊCH" LẠCH TRAY

Sau vòng 5 V-League, sân Lạch Tray bị VFF phạt 20 triệu đồng vì “tội”: cổ động viên đốt pháo sáng mừng chiến thắng 2 – 0 trước Đồng Tâm Long An. Chữ kí thi hành án phạt chưa ráo mực thì đến vòng 7 (thua T&T HN 1 - 0), sân Lạch Tray biến thành võ đài của các cầu thủ, “võ mồm” của các cổ động viên và… “mưa vật thể lạ”. Thắng: “quậy” vì …“vui”, thua: “quậy” xả… “bực”. Lạch Tray không khác gì một “ổ dịch” cần “diệt” vĩnh viễn chứ không thể “phòng” và “chống” được nữa vì “ổ dịch” này đã “kháng thuốc”.  

Lần cuối rồi thôi… 

      Chuyện sân Lạch Tray có “biến” lần này không làm cho dư luận bức xúc nữa vì nó đã là “chuyện thường ngày ở huyện”. “Án” sắp tuyên cũng chẳng làm ai quan tâm, người ta kháo nhau: Lại phạt chục triệu là cùng chứ gì! 
      Sự  việc “quậy” ở vòng 7 vừa rồi khiến người ta không thể đổ lỗi cho Ban tổ chức sân Lạch Tray được vì họ đã làm tốt việc bảo vệ đội khách và trọng tài, bắt những tên hooligan… Vậy, nguyên nhân “dịch quậy” bùng phát ở Lạch Tray đương nhiên thuộc về các hooligan đất Cảng, sự thiếu dứt khoát ngăn chặn của đơn vị chủ quản đội bóng và gián tiếp là các “án phạt” “giơ cao đánh khẽ” của VFF.  
      Nếu  nghĩ bất cứ cổ động viên Hải Phòng toàn là hooligan quả là “vơ đũa cả nắm”. Không chỉ trên web của hội cổ động viên mà ngay cả trên các diễn đàn, tiếng nói của các “fan xịn” là áp đảo. Họ luôn lên tiếng chống hooligan vì đã quá ngán ngẩm bị đánh đồng với những kẻ côn đồ vô văn hóa. Thực tế, trong tổng số 3 vạn khán giả lấp đầy sân, hooligan chỉ chiếm thiểu số. Với những kẻ này, việc không được đốt pháo sáng chẳng khác gì cái thú khó bỏ như hút thuốc lá; không được chửi khiến họ… “nhạt miệng”. Tóm lại, là “hết thuốc chữa”. Hội cổ động viên chỉ có thể quản lí các hội viên chứ những cổ động viên tự do thì đơn vị chủ quản là công ty xi măng Hải Phòng phải phân loại nghiêm ngặt. Ai có tiền án “quậy” phải cấm vào sân vĩnh viễn. Biện pháp này mới được câu lạc bộ Everton (Anh) thực hiện với một “fan cuồng” của mình. Có như vậy, mới có thể biết ai đến sân để xem bóng đá, ai đến chỉ để làm “càn”.  
      “Án” của VFF mỗi lần Lạch Tray “dậy sóng” đúng y như câu nói “rung cây dọa khỉ”. “Trò” này chỉ có tác dụng ngăn chặn. Khi “con khỉ” đã “to” như “khỉ đột” hễ “cây rung” thì “con khỉ đột” lại đè người dám làm kinh động nó. VFF đã “mất điểm” sau việc giảm án cho Công Vinh. Nay, “án điểm” Lạch Tray mà xử nhẹ thì uy tín “Bao Công” bao năm gây dựng hóa thành công cốc! 
      Có  lẽ, đã đến lúc các bên liên quan cần ngồi lại  để xem xét toàn diện, đưa ra các biện pháp và thực hiện chúng một cách triệt để và đồng bộ. Thuốc đắng thì dã tật! Gắng sức như một lần cuối “dập dịch” trước khi phải sử dụng biện pháp… “cực chẳng đã”.  

Giải pháp cuối cùng!  

      Có  người lên tiếng cần “trảm sân” Lạch Tray từ giờ cho đến hết mùa giải. Mất đi “cầu thủ số 12” hiển nhiên đội bóng sẽ bị ảnh hưởng về tâm lí, các cổ động viên mất đi một “niềm vui điều độ” vào chủ nhật. Nhưng đây là biện pháp cần thiết, một liều thuốc thử “nặng đô” ở hiện tại để xem sau “cú sốc” này Lạch Tray có trở lại bình yên như năm xưa hay không?
      Vào tháng 9 năm ngoái, cái tên Thể Công được đưa vào “bảo tàng”, nhân sự được chuyển giao thành đội Lam Sơn Thanh Hóa. Giả sử nếu xóa cái tên “Hải Phòng” sẽ là biện pháp “sốc” hơn việc thử “trảm sân” đến hết mùa. Những người Hải Phòng sẽ rơi vào tâm trạng “bỏ thì thương vương thì tội” song một vài người bi quan đã chấp nhận nếu phán quyết được ra. Nhưng xóa tên chưa phải là giải pháp cuối cùng. Thêm một giả thuyết nữa là nếu “đội bóng mất tên Hải Phòng” vẫn đóng đô ở Lạch Tray và nếu các hooligan đất Cảng vẫn có cơ hội “làm loạn” thì nhiều khả năng sân Lạch Tray chỉ còn có thể phục vụ cho… điền kinh. Viễn cảnh Hải Phòng – mảnh đất sinh ra nhiều đội bóng huy hoàng thủa nào sẽ không có một đội bóng đá chuyên nghiệp rất có thể sẽ xảy ra. Đó là giải pháp cuối cùng. Không thể vì một số người “làm loạn” ở một sân bóng để khiến cho 13 sân còn lại và hàng chục triệu người xem bóng đá phải khó chịu. Bóng đá sẽ không còn là môn thể thao “vua” nếu mất đi sự hết mình trong thi đấu, vẻ đẹp của các pha xử lí, khoái cảm trong thưởng thức… Nay, ở Lạch Tray, không có bất cứ vẻ đẹp nào của bóng đá hiện hữu. Con đường 9 năm lên “chuyên” của V-League đã phải “cắt” bao điều “nề nếp”, “thói quen” tưởng chừng không thể cắt bỏ. Phải biết loại bỏ những tàn tích xấu mới có thể nhẹ gót bước vào tương lai!

Hàm Đan

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010

KỊCH TÍNH ĐẾN PHÚT CUỐI!

M.U là “one-man team”?

Manchester United luôn được đánh giá là một đội bóng bản lĩnh. Nhiều lần ở các vòng đấu knockout Champions League, M.U biết cách giành thắng lợi ở lượt về. Hẳn nhiều người còn nhớ ở mùa giải 2006- 2007, MU đã nghiền nát AS Roma 7 – 1 ở lượt về cho dù ở trận trước đó họ để thua 2 – 1. Chiến thắng năm nào là công lao của hai siêu sao C. Ronaldo và W. Rooney.

Bước vào trận đấu quyết định với Bayer Munich, M.U không còn dựa vào một siêu sao nào nữa mà chỉ còn biết hy vọng sức mạnh tập thể có thể lật ngược thế cờ. Nhất là khi, “người Hà Lan bay” A. Robben đã trở lại kết hợp với F. Ribery thì có thể ví Munich là “hùm xám… biết bay”.

Trận thua ở lượt đi trên sân Arena không phải là một thảm họa với M.U nếu xét về lối chơi. Bàn thua ở phút bù giờ của họ là chỉ một sai lầm cá nhân đáng trách của P.Evra. Đã đến lúc, M.U chứng minh bản lĩnh ở những giờ phút sinh tử. Khi mà, Champions League có thể là cơ hội duy nhất họ có thể đoạt được một danh hiệu trong mùa giải năm nay khi mà họ mới thua trận “chung kết’ Ngoại hạng Anh trước Chealse.

Sau khi đả bại Manchester United vào thứ bảy vừa rồi, HLV Chealse là C. Ancelotti đã nhận xét: “M.U đã khác khi không có Rooney”. Điều này khiến cho cụm từ “one man team” (đội bóng chỉ có một sao) dành cho M.U hẳn không còn “oan”, dù cho các “quỷ đỏ” khác từng lớn tiếng tuyên bố: M.U không chỉ có Rooney. M.U sẽ có thêm một cơ hội (và có thể là cuối cùng) để chứng minh việc vẫn dành chiến thắng dù không cần Rooney.

Chưa hết cơ hội!

Một đội bóng Anh khác cũng gặp bất lợi là Arsenal. Họ chỉ thể thắng hoặc hòa… 3 - 3 trước Barcelona tại sân Nou Camp mới có thể nghĩ đến chuyện tái lập thánh tích mùa giải 2005 – 2006. Lời thế hiển nhiên đang thuộc về Barcelona nhưng tình trạng hai đội bây giờ lại ngang bằng. Barcelona mất luôn cặp trung vệ vững chắc là G. Pique và C. Puyol trong khi Arsenal có đầy đủ lực lượng mạnh nhất và tín hiệu mừng với “giáo sư” A. Wenger là tiền đạo “chân gỗ” N. Bendtner đang vào “phom”.

Thêm một trận đấu khác có chênh lệch không lớn tại vòng tứ kết là giữa Inter và CSKA Moskva. Inter đã không thể tận dụng lợi thế sân nhà để thắng đậm đội bóng của thủ đô nước Nga thay vì chỉ có cách biệt một bàn mong manh. Inter là đội bóng có lực lượng mạnh hơn song họ có một nhược điểm “chết người” là có tâm lí thi đấu không vững. Nếu tấn công mà không ghi được bàn thắng họ sẽ tỏ ra nóng vội; hoặc gặp bất lợi về nhân sự thì lối chơi của Inter sẽ trở nên đơn điệu. Và khi đó, cơ hội sẽ dành cho CSKA Moskva nhất là khi họ được thi đấu trước sự cổ vũ của hàng nghìn cổ động viên cuồng nhiệt.

Trận đấu lượt về còn lại đã được nhiều người xem là một trận đấu “thủ tục”. Trên sân Gerland, Lyon đã thắng Bordeaux 3 – 1. Rõ ràng, là quá khó cho các học trò HLV L.Blanc lật ngược thế cờ nếu Lyon vẫn cứ “phòng ngự phản công” sắc sảo như ở lượt đi. Song, nên nhớ, mới gần đây Juventus đã bị loại ở trận lượt về trước Fulham với tỉ số 4 – 1 dù cho ở lượt đi họ thắng 3 – 1. Có thể việc không loạt được vào bán kết sẽ khiến cho những người yêu mến Bordeaux rầu lòng nhưng chỉ cần các cầu thủ Bordeaux chơi với 100 % phong độ, Chúa có thể ở bên họ khi mà ngày lễ Phục Sinh mới diễn ra.

Hàm Đan