Thứ Năm, 9 tháng 7, 2009

HAKUNA MATATA


Hakuna Matata (hay câu chuyện giữa Pumbaa và Timon) Hakuna Matata như lời nhân vật lợn rừng Pumbaa nghĩa là không lo âu. Chú lợn rừng Pumbaa và chú chồn Timon rời bỏ cánh rừng quen thuộc đi tìm miền đất khác nơi không có ai xa lánh họ. Sau này có thêm Simba - thái tử sư tử lưu lạc tới đây. Ba người đã tìm được miền đất ấy, tuyệt hơn họ tìm thấy mảnh đất thiên đường ở đó họ không phải lo âu điều gì. Nhưng ngày vui không kéo dài lâu, họ vẫn phải lo âu một điều gì đó. Và, trong khó khắn tình bạn mới thực sự là điều đáng quý nhất. Hakuna Matata sẽ chẳng có nghĩa lí gì nếu phải sống một mình. Một cách nói về cô đơn cho trẻ con (và cả người lớn) không thể khéo léo hơn. Hình thức kể chuyện của bộ phim đã là một cách sáng tạo không ngờ: hai nhân vật xem lại bộ phim quay về câu chuyện của họ một liên hình ảnh, chỗi câu chuyện liên quan đến phim Vua sư tử trước đó. Bằng cách này, vua sử tử Simba chỉ còn là nhân vật phụ, nhân vật thứ ba tạo ra biến cố cho câu chuyện. Hakuna Matata vẫn là bộ phim hoạt hình khiến người ta phải xem quá một lần.

GRAVE OF FIREFLIES


Căn hầm đom đóm (Tiếng Nhật: Hotaru no Haka; Tiếng Anh: Grave of the Fireflies nên đáng lẽ phải dịch là Mộ đom đóm mới đúng nhưng chắc sợ nhan đề phim khiến trẻ con sợ, âu cũng phải!) là một bộ phim hoạt hình Nhật Bản (anime) đang được chiếu đi chiếu lại trên VTC11 (kênh thiếu nhi). [Xem thông tin liên quan ở đây, xem online thì ở đây].
Về nội dung bộ phim không cần nói nào là tinh thần phản chiến rồi nỗi đâu chiến tranh và còn tình anh em etc khiến ai xem phim này cũng phải xúc động (đó là chưa kể lấy nhiều nước mắt của chị em). Các thủ pháp phim này hướng đến một bộ phim tả thực cho nên đối tượng tiếp nhận phim này nói là trẻ em nhưng thực ra trẻ em đã đi học cấp 1 chứ mấy đồng chí vẫn dùng bô thì không hiểu phim này bởi các bố chỉ cần các hình ảnh vui mắt chứ không cần hiểu ý nghĩa của hình ảnh.
Ai cũng biết ngành phim ảnh hoạt hình, truyện tranh của Nhật luôn dẫn đầu thế giới chính vì sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật số khiến nhiều khi phim rơi vào màu sắc khoa học viễn tưởng. Bộ phim Căn hầm đom đóm là một trong số ít các bộ phim hoạt hình thể hiện được bản sắc văn hóa Nhật Bản. Chữ hòa nổi lên để làm thích ứng có yếu tố mâu thuẫn với nhau thấy điều này rõ nhất ở nhân vật người anh vừa có sức chịu đựng hiếm có đồng thời cũng rất hiền hậu. Các cảnh trong phim cũng vậy: sự khốc liệt của bom đạn và chất thơ của những con đóm đóm bay lên trong đêm.

HÀ NỘI TRONG MẮT AI


Hà Nội trong mắt ai (Xem phim online ở đây) là một bộ phim tài liệu của đạo diễn NSDN Trần Văn Thủy (Xem tiểu sử ông ở đây) đoạt giải vàng liên hoan phim VN năm 1988. Tuy nhiên Trần Văn Thủy không phải là người viết ra kịch bản mà kịch bảnbộ phim là của NSND Đào Trọng Khánh. Nhưng nghe đâu, Đào Trọng Khánh không đủ tiền nên đành nhượng lại kịch bản để Trần Văn Thủy thực hiện. Báo Hà Nội mới đã có bài về bộ phim này khá cụ thể ai quan tâm thì đọc ở đây. Với nhiều người, nhất là các teen có thể không thích những ẩn dụ về "chính trị" trong phim. Nhưng nên đặt bối cảnh bộ phim vào năm 1988. Một Hà Nội đói khổ đầy chán nản, bao nét đẹp xưa mất mát tàn tạ. Bộ phim là tiếng chuông vọng về dĩ vãng của một Hà Nội xưa. Dùng chuyện xưa để nói những chuyện bất cập thời nay. Chính vì thế mà bộ phim khiến giới cầm quyền điên tiết và bộ phim bị cấm chiếu. Đến nay, nhờ có internet nhiều người yêu Hà Nội mới có cơ hội xem lại một bộ phim hay về Hà Nội. Đến bây giờ, những chuyện thế sự thời xưa Hà Nội trong mắt ai vẫn nguyên tính thời sự thời nay.
Bộ phim mở đầu bằng hình ảnh nghệ sĩ guitar mù Văn Vượng đang chơi bản nhạc Hà Nội trong mắt ai do anh sáng tác để nói thay khá vọng được nhìn thấy Hà Nội dù chỉ một lần. Và những hình ảnh của bộ phim là Hà Nội của một ai đó nhìn hộ cho người nghệ sĩ mù. Đạo diễn đã dụng công dùng chuyện xưa và nay lồng vào nhau để nói chuyện về những di sản tinh thần bất diệt tinh thần Hà Nội có thể tồn tại được theo thời gian thay thế cho những di sản vật chất không bao giờ được chú ý giữ gìn.