Thứ Năm, 30 tháng 4, 2009

LAN MAN VỀ ÔNG TRỊNH...


Tặng em H_C ở San Diego!!!

Không thể nhớ nổi lần đầu tiên nghe nhạc ông Trịnh là khi nào? Có thể từ lúc còn nhỏ đi nhà trẻ đã được nghe một bản... tình ca vang lên. Hẳn nhiên nhỏ như thế thì kh hiểu nổi bài hát đó đang hát lên điều j? Và cũng kh biết nốt tác giả bài hát. Cho đến vài năm sau đi học tiểu học nghe bài Em là bông hồng nhỏ mà bọn trẻ con từ hát nhại: "Em sẽ là đầu trâu mặt ngựa...". Điều tệ hại là hầu hết trẻ em ở nước này nghe bài hát thường quên béng nhạc sĩ còn em thì nhớ tên là Trịnh Công Sơn. Cái tên ấy chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Nó không nghe hoành tráng như cái tên ông nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hỏa Tiễn hay khó nghe như anh Trạch Văn Đoành của ông Trần Hữu Tri (tức là ông Nam Cao hic hic tên thật của ông nghe hay hơn. He he). Cho đến khi gặp liên tiếp mấy sự cố thành thử tự nhốt mình trong nhà, nhạc Trịnh là thứ duy nhất nghe. Nghe nhiều đến nỗi 5 năm nay không nghe nữa. Vì sao đến đoạn sau sẽ rõ.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất chắc hẳn là hồi thi đại học. Vào tháng 8, sau khi đã đỗ Khoa tâm lí học rồi dự thi chuyên ngành phê bình văn học ở một trường khác. Ngành này thi khó vãi. Đầu tiên phải gửi 5 tác phẩm đã đăng báo. Trong năm tác phẩm đó, có bài Ca từ trong bài hát Trịnh Công Sơn đăng trên trang Văn học thứ 6 của báo Quân đội nhân dân. Giờ không còn có văn bản nữa. So sad!!! Sau khi qua "vòng gửi xe đạp" mới được thi tiếp theo là vòng 2 và 3 đó thi văn, sử (nội dung thì vẫn trong SGK nhưng câu hỏi cực "mở": Kiểu như theo em vì sao Pháp thua ở ĐBP? Còn nhớ một câu viết trong bài thi môn Sử ấy: "Tại vì bọn Pháp nó văn minh quá còn chúng ta thì hơi lạc hậu chưa được khai hóa. Cái anh văn minh quá thì không chịu được khổ với bẩn thỉu còn anh lạc hậu thì không biết gì về súng ống nên không biết sợ dũng cảm tiến lên. Thế thôi" He he). Vòng 4 thi năng khiếu, cho một bài thơ hãy viết một bài phê bình về bài thơ đó. Chỉ nhớ đó là một bài lục bát dở ơi là dở thế là 4 trang giấy thi được ken dày toàn chữ chê bai. Vòng 5 là vòng vấn đáp, tức là có 2 bố GS hẳn hoi (mà giỏi thật chứ kh phải gà sống đâu nhé!) cho toàn câu hỏi hóc xương gà. Mở đầu bố ấy hỏi: "Trước khi đi thi em làm gì?". Trả lời ngay không cần nghĩ: "Em là bụi đời". Ô hô. Nói chung trả lời ngon mọi câu. Chính giờ không nhớ hai bố căn vặn j về câu: "loài sâu ngủ quên trong tóc chiều" trong bài Dấu chân địa đàng nữa. Chỉ nhớ mang máng cái gì liên quan đến tượng trưng với siêu thực ý. He he

Hình như lan man quá nhiều. Ờ mà nhan đề bài này có chữ lan man mà. Đã rồi thì kh nên dừng.

Chuyện đời ông Sơn quá nhiều người đã nói vì quá nhiều chuyện. Cả thật lẫn giả cầy. Nhưng điều chán nhất là ông bị hóa thánh. Người như cụ Hồ bị hóa thánh đã đành đằng này một ông nhạc sĩ cũng được hóa thành "tiểu thánh". Rõ là một dân tộc nông dân thích sùng bái thần tượng. Ông cũng có vô số chuyện chẳng mấy hay ho. Nhưng phải công nhận ông có phong độ của một trí thức "không chủ nghĩa nhưng cần chi". Tài năng thì miễn bàn rồi thậm chí còn là thiên tài.

Lại phải quay về cái "máng lợn". Cái khởi thủy của vấn đề: "Tại sao nhạc ông Sơn lại nhiều người mê đến vậy?" Chịu! Mỗi người có cách lí giải khác nhau. Nhưng nếu ai tinh ý sẽ nhận ra ông Sơn không thể viết được những những bài ca hào hùng, sử thi mang tính thời sự (Chuyện này không lạ, chẳng ai bao hết mọi sân). Sở trường của ông viết rất hay những bài về bản chất con người nói chung, mang tính tộc loài. Và vì thế ông chạm đến những vấn đề muôn thủa con người.

Tất nhiên còn là ở ca từ nữa. Người ta đã phân tích chán chê rồi. Nói nữa kẻo bị new Cố Hồng chửi cho: "Biết rồi khổ lắm nói mãi!!!". Nhưng thử đọc lại thì ca từ mang tính triết lí đó không hẳn như chủ trương của ông Trịnh là "một thứ triết lí dễ hiểu". Thực ra nó rất khó, đến nỗi chính ông Trịnh lại tự phát ngôn đầy mẫu thuẫn: "Phải là người có học thức mới hiểu được nhạc tôi". Ta so sánh hơi xa (so sánh nào mà chả khập khiễng) ca từ của Trịnh với văn của Sartre ta thấy chúng khó hiểu như nhau. Song ca từ của nhạc Trịnh gần với thơ có vần (lưng và chân) cho nên nghe rất xuôi, lại nữa có nhạc theo kèm. Sự khó hiểu bị trôi đi trong những giai điệu nhạc du dương, nhừa nhựa. Bất cứ ai lần đầu nghe Trịnh chắc chắn không bao giờ hiểu được hết tất cả các từ trong đó, các ẩn ý theo nghĩa sát với nghĩa đen. Họ chỉ hiểu các từ gây ra phản ứng thẩm mỹ tức thì mà điều lạ lùng là chúng lại khá nhiều. Vì thế nghe nhạc Trịnh nhiều mới hiểu được mà khi đã hiểu thì ngấm và nghiện. Nhiều người mới gặp phải sự cố j đấy hoặc chưa từng trải ngấm quá nên tâm trạng lúc nào cũng buồn buồn theo đến nỗi trông như mới đi "đập đá" về. He he Tốt nhất thỉnh thoảng nghe thui! Thế nhé. Nice day^^

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét