“Thua sấp mặt”! Đó là
cụm từ được nhắc khá nhiều sau khi đội tuyển bóng đá Việt Nam bị loại khỏi vòng
bảng AFF Cup 2012. Kết quả này khiến nhiều người hâm mộ bẽ bàng và sự thất vọng
nhân lên vì thái độ thi đấu của một số cầu thủ không máu lửa đến cùng. Những
người trong cuộc không chóng thì chày sẽ đưa ra hàng loạt nguyên nhân giải
thích thất bại của đội tuyển. Nhiều khả năng sẽ không có áp lực chỉ trích mạnh mẽ
từ dư luận khiến một vài vị lĩnh ấn xin từ chức. Đơn giản là những người trong
cuộc cũng đã cố hết sức, chả ai muốn bị loại ê chề từ sớm nhưng lực bất tòng
tâm.
Gạt bỏ đi những chuyện ngoài chuyên môn như lục đục nội bộ (nếu có), phải chăng bóng đá Việt Nam đang tụt hậu hay là đội bóng các nước bạn tiến bộ quá nhanh? Có lẽ là cả hai! Sau chức vô địch AFF Cup 2008, những người trong ngành bóng đá lẫn người hâm mộ đều có cảm giác rất “phiêu” và rất “bay”. Thôi xong, từ đây bóng đá Việt Nam sẽ thoát khỏi “vùng trũng” Đông Nam Á để bắt đầu mơ đến giấc mơ châu lục. Chỉ một số ít người tỉnh táo nhận ra dẫu đội tuyển tiến bộ hơn trước, giành chức vô địch xứng đáng, nhưng thực chất mặt bằng chung của bóng đá nước ta chưa phải là đỉnh ở ngay Đông Nam Á. Nôm na như cụm từ của các bác kinh tế hay dùng là “phát triển không bền vững”.
Chúng ta tự hào khi có giải vô địch quốc gia số một Đông Nam Á. Nhưng kết quả có được là nhờ các đại gia bơm tiền vào, ép một số mặt của bóng đá chuyên nghiệp quá nhanh. Khốn nỗi, tình trạng bóng đá chuyên nghiệp ở nước ta khá… dị. Ai đời một ông chủ ôm hai đội bóng, cầu thủ “hạng gà” cũng phải lót tay tiền tỷ, ngoài túi tiền đại gia đội bóng không có khoản thu nào khác… Song, nguy hiểm nhất của lối đầu tư ăn xổi là bóng đá trẻ dặt dẹo, không phát triển nổi. Trừ CLB Hoàng Anh Gia Lai còn mở học viện bóng đá liên kết với CLB danh tiếng Arsenal (Anh) hoặc CLB Sông Lam Nghệ An giữ được truyền thống đào tạo cầu thủ trẻ, chẳng có mấy ông chủ thích thú việc bỏ số tiền đầu tư cho một lứa cầu thủ trẻ vì kết quả trong tương lai là bấp bênh. Chắc chắn hơn là cứ thấy cầu thủ nào đá hay là chịu chi bổ sung vào đội hình, hoặc cầu thủ nội đá kém thì nhập tịch cho cầu thủ ngoại đá thay. Bất đắc dĩ mà rớt hạng thì mua lại suất lên hạng, chờ mùa bóng sau phục thù. Tóm lại, bóng đá Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng "ăn xổi", “xây nhà từ nóc”.
Một vài nguyên nhân kể trên có thể phần nào giải đáp thất bại của đội tuyển và dự báo thời gian suy sẽ còn tiếp tục. Cho nên, thất bại tệ nhất trong lịch sử của bóng đá Việt Nam tham dự AFF Cup không chỉ có nỗi buồn toàn diện. Thất bại này giúp chúng ta hiểu bóng đá Việt Nam đang ở đâu. Ngoài ra, giúp chúng ta nhận thức lại cách làm bóng đá cần bài bản chuyên nghiệp hơn. Chúng ta cần hiểu rằng, hiệu quả bóng đá mang lại cho xã hội không nằm tất cả ở thành tích của đội tuyển quốc gia. Bài học thất bại của Thái Lan do quá ham hố chạy theo thành tích lọt vào vòng chung kết World Cup đã nhãn tiền. Rất may, người Thái có hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ tốt và việc phát triển phong trào bóng đá trong quần chúng rất mạnh nên họ lấy lại vị thế khá nhanh.
Sau thất bại tại AFF Cup 2012, nhiều người hiến kế bóng đá Việt Nam cần đi theo mô hình bóng đá Nhật Bản hay Hàn Quốc. Làm thế nào bao giờ cũng khó, nhưng chắc chắn phải dựa trên hoàn cảnh đất nước, thể chất, tư duy của người Việt Nam. Cách đây gần một năm, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ thể dục, thể thao đến năm 2020 có đặt mục tiêu đưa thể dục thể thao đi sâu vào quần chúng, giúp rèn luyện sức khỏe người dân. Nghị quyết 08 là hoàn toàn đúng đắn về mặt chiến lược, bóng đá là môn thể thao vua, đương nhiên sẽ được người dân yêu thích. Vậy nên, về lâu về dài, cần đưa bóng đá lan tỏa rộng rãi hơn nữa, cần xây dựng bóng đá từ nền móng thông qua hệ thống đào tạo và thông qua cả phong trào sâu rộng của nhân dân giúp phát triển những tài năng bóng đá đích thực, người dân được sống vui, sống khỏe. Không quan tâm xây nền móng mà chỉ thi nhau hớt ngọn sẽ không có sự phát triển bền vững cho bóng đá và như thế mãi mãi vẫn là "Giấc mơ con đè nát cuộc đời con", vẫn không thoát khỏi "vùng trũng" bóng đá. Một đội bóng quốc gia mạnh và lành mạnh chỉ có thể có được trên nền một đất nước có phong trào bóng đá mạnh, mọi người có điều kiện tập luyện thường xuyên và nuôi dưỡng tài năng từ tấm bé. Cần làm lại từ gốc, cần "xây nhà từ nền móng" cho một tương lai thể thao, đặc biệt là bóng đá Việt Nam.
HOÀNG BÌNH PHƯƠNG
Gạt bỏ đi những chuyện ngoài chuyên môn như lục đục nội bộ (nếu có), phải chăng bóng đá Việt Nam đang tụt hậu hay là đội bóng các nước bạn tiến bộ quá nhanh? Có lẽ là cả hai! Sau chức vô địch AFF Cup 2008, những người trong ngành bóng đá lẫn người hâm mộ đều có cảm giác rất “phiêu” và rất “bay”. Thôi xong, từ đây bóng đá Việt Nam sẽ thoát khỏi “vùng trũng” Đông Nam Á để bắt đầu mơ đến giấc mơ châu lục. Chỉ một số ít người tỉnh táo nhận ra dẫu đội tuyển tiến bộ hơn trước, giành chức vô địch xứng đáng, nhưng thực chất mặt bằng chung của bóng đá nước ta chưa phải là đỉnh ở ngay Đông Nam Á. Nôm na như cụm từ của các bác kinh tế hay dùng là “phát triển không bền vững”.
Chúng ta tự hào khi có giải vô địch quốc gia số một Đông Nam Á. Nhưng kết quả có được là nhờ các đại gia bơm tiền vào, ép một số mặt của bóng đá chuyên nghiệp quá nhanh. Khốn nỗi, tình trạng bóng đá chuyên nghiệp ở nước ta khá… dị. Ai đời một ông chủ ôm hai đội bóng, cầu thủ “hạng gà” cũng phải lót tay tiền tỷ, ngoài túi tiền đại gia đội bóng không có khoản thu nào khác… Song, nguy hiểm nhất của lối đầu tư ăn xổi là bóng đá trẻ dặt dẹo, không phát triển nổi. Trừ CLB Hoàng Anh Gia Lai còn mở học viện bóng đá liên kết với CLB danh tiếng Arsenal (Anh) hoặc CLB Sông Lam Nghệ An giữ được truyền thống đào tạo cầu thủ trẻ, chẳng có mấy ông chủ thích thú việc bỏ số tiền đầu tư cho một lứa cầu thủ trẻ vì kết quả trong tương lai là bấp bênh. Chắc chắn hơn là cứ thấy cầu thủ nào đá hay là chịu chi bổ sung vào đội hình, hoặc cầu thủ nội đá kém thì nhập tịch cho cầu thủ ngoại đá thay. Bất đắc dĩ mà rớt hạng thì mua lại suất lên hạng, chờ mùa bóng sau phục thù. Tóm lại, bóng đá Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng "ăn xổi", “xây nhà từ nóc”.
Một vài nguyên nhân kể trên có thể phần nào giải đáp thất bại của đội tuyển và dự báo thời gian suy sẽ còn tiếp tục. Cho nên, thất bại tệ nhất trong lịch sử của bóng đá Việt Nam tham dự AFF Cup không chỉ có nỗi buồn toàn diện. Thất bại này giúp chúng ta hiểu bóng đá Việt Nam đang ở đâu. Ngoài ra, giúp chúng ta nhận thức lại cách làm bóng đá cần bài bản chuyên nghiệp hơn. Chúng ta cần hiểu rằng, hiệu quả bóng đá mang lại cho xã hội không nằm tất cả ở thành tích của đội tuyển quốc gia. Bài học thất bại của Thái Lan do quá ham hố chạy theo thành tích lọt vào vòng chung kết World Cup đã nhãn tiền. Rất may, người Thái có hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ tốt và việc phát triển phong trào bóng đá trong quần chúng rất mạnh nên họ lấy lại vị thế khá nhanh.
Sau thất bại tại AFF Cup 2012, nhiều người hiến kế bóng đá Việt Nam cần đi theo mô hình bóng đá Nhật Bản hay Hàn Quốc. Làm thế nào bao giờ cũng khó, nhưng chắc chắn phải dựa trên hoàn cảnh đất nước, thể chất, tư duy của người Việt Nam. Cách đây gần một năm, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ thể dục, thể thao đến năm 2020 có đặt mục tiêu đưa thể dục thể thao đi sâu vào quần chúng, giúp rèn luyện sức khỏe người dân. Nghị quyết 08 là hoàn toàn đúng đắn về mặt chiến lược, bóng đá là môn thể thao vua, đương nhiên sẽ được người dân yêu thích. Vậy nên, về lâu về dài, cần đưa bóng đá lan tỏa rộng rãi hơn nữa, cần xây dựng bóng đá từ nền móng thông qua hệ thống đào tạo và thông qua cả phong trào sâu rộng của nhân dân giúp phát triển những tài năng bóng đá đích thực, người dân được sống vui, sống khỏe. Không quan tâm xây nền móng mà chỉ thi nhau hớt ngọn sẽ không có sự phát triển bền vững cho bóng đá và như thế mãi mãi vẫn là "Giấc mơ con đè nát cuộc đời con", vẫn không thoát khỏi "vùng trũng" bóng đá. Một đội bóng quốc gia mạnh và lành mạnh chỉ có thể có được trên nền một đất nước có phong trào bóng đá mạnh, mọi người có điều kiện tập luyện thường xuyên và nuôi dưỡng tài năng từ tấm bé. Cần làm lại từ gốc, cần "xây nhà từ nền móng" cho một tương lai thể thao, đặc biệt là bóng đá Việt Nam.
HOÀNG BÌNH PHƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét